Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng da

Chăm sóc nhiễm trùng da ở bệnh nhân Đái tháo đường là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Nếu như tình trạng nhiễm trùng da không được xử trí và chăm sóc đúng cách, nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là phải cắt đi một phần cơ thể.

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu những biện pháp chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng da qua bài viết sau đây.

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu những biện pháp chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng da qua bài viết sau đây.

Chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng da
Chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng da

1. Biến chứng nhiễm trùng da ở người Đái tháo đường

1.1. Tổng quan

Bệnh Đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan của cơ thể, bao gồm cả da. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng da có thể là dấu hiệu đầu tiên gợi ý một người mắc bệnh Đái tháo đường. May mắn là phần lớn các biến chứng ở da có thể được ngăn ngừa hoặc dễ dàng điều trị nếu phát hiện sớm. (1)

Một số rối loạn về da như nhiễm trùng da do vi khuẩn, nhiễm nấm và ngứa có thể xảy ra ở người bình thường. Tuy nhiên, người mắc bệnh Đái tháo đường có nguy cơ mắc các biến chứng này cao hơn và tình trạng bệnh thường nghiêm trọng hơn. (1). Bên cạnh đó, một số ít vấn đề về da chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân đái tháo đường như bệnh da do đái tháo đường, bệnh hoại tử mỡ ở da do đái tháo đường, mụn nước đái tháo đường và bệnh u vàng thứ phát. (1)

1.2. Nhiễm khuẩn da ở bệnh nhân Đái tháo đường

Một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở những người mắc bệnh Đái tháo đường:

● Mụn nhọt

● Viêm nang lông (nhiễm trùng nang lông)

● Nhọt cụm (nhiễm trùng sâu ở da và mô bên dưới).

● Nhiễm trùng móng.

Trước đây, nhiễm trùng là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh đái tháo đường. Ngày nay, ít trường hợp bị tử vong nhờ có thuốc kháng sinh và các phương pháp kiểm soát đường huyết, chăm sóc vết thương hiệu quả. (1). Tuy nhiên bạn không nên lơ là trong việc chăm sóc da vì tình trạng nhiễm khuẩn có thể tiến triển nặng, lan rộng và ăn sâu vào cơ và xương. Nhiều bệnh nhân đến viện muộn bị nhiễm trùng huyết nặng và phải cắt cụt chân (1)

Việc chăm sóc nhiễm trùng da ở bệnh nhân Đái tháo đường, nếu được thực hiện tốt, sẽ hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời vết nhiễm trùng sẽ lành nhanh chóng, ít để lại sẹo xấu cho bệnh nhân. (1)

Nhọt da là một trong những loại nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường
Nhọt da là một trong những loại nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường

1.3. Nhiễm nấm da ở bệnh nhân Đái tháo đường

Thủ phạm gây nhiễm nấm ở người bệnh Đái tháo đường thường là nấm Candida albicans. Loại nấm giống như nấm men này có thể gây ra những dát ngứa ở những vị trí ẩm ướt. Dát có màu đỏ được bao quanh bởi các mụn nước và vảy nhỏ. (1)

Vị trí nhiễm nấm này thường xảy ra ở các nếp gấp ấm và ẩm của da như vùng dưới vú, xung quanh móng tay, giữa ngón tay và ngón chân, khóe miệng, bao quy đầu (ở nam giới bị hẹp bao quy đầu), nách và bẹn. Bệnh nấm da thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Có thể dẫn đến bội nhiễm nếu cào gây chảy máu. (1)

Chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng da 4
Hình ảnh nấm da ở người bệnh Đái tháo đường

2. Biện pháp chăm sóc nhiễm trùng da ở người Đái tháo đường

Dưới đây là những biện pháp chăm sóc nhiễm trùng da ở người Đái tháo đường được các bác sĩ khuyến nghị:

2.1. Dưỡng ẩm, để da khô thoáng

Luôn giữ cho da của bạn sạch và khô thoáng, đặc biệt là ở vùng nách, ngón chân và bẹn. Bạn nên tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước ấm trong thời gian ngắn và sử dụng xà phòng cũng như dầu gội dịu nhẹ. Nếu da khô,  hãy sử dụng sữa tắm có chất dưỡng ẩm hoặc thoa kem dưỡng ẩm da. (2)

Thời điểm thoa kem dưỡng ẩm tốt nhất là ngay sau khi tắm xong, khi da vẫn còn ẩm. Đồng thời, bạn nên lau khô da một cách nhẹ nhàng, đừng chà xát. Tập trung lau khô ở vị trí nách, giữa hai chân, dưới ngực và giữa các ngón chân. (2)

Nên dưỡng ẩm da nếu như da quá khô
Nên dưỡng ẩm da nếu như da quá khô

2.2. Chăm sóc vùng da nứt nẻ

Khi chăm sóc nhiễm trùng da ở bệnh nhân Đái tháo đường, chúng ta nên đặc biệt chú ý đến những vùng da nứt nẻ. Đây là những vị trí da rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Những vùng da nứt nẻ nên được bảo vệ, tránh để tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.

Một số mẹo để chăm sóc vùng da nứt nẻ bao gồm:

● Thoa kem dưỡng ẩm

● Sử dụng các loại kem giúp hỗ trợ điều trị nứt nẻ da như: Các loại kem chứa Vaselin, Glycerin, Saccharid isomerate, Mineral oil,…

● Uống nhiều nước cũng là một biện pháp tốt để hạn chế khô da và nứt nẻ da. (3)

Chăm sóc da nứt nẻ để tránh bị tổn thương và viêm nhiễm
Chăm sóc da nứt nẻ để tránh bị tổn thương và viêm nhiễm

2.3. Điều trị vết thương, vết loét

Đối với những vết thương, vết loét ở da, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Các biện pháp chăm sóc nhiễm trùng da khi da bị vết thương, vết loét bao gồm:

● Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ như Povidin hoặc nước muối sinh lý.

● Băng lại bằng lớp gạc vô khuẩn trong trường hợp vết loét sâu và rộng. Thay băng và rửa vết thương hàng ngày. Đối với những vết loét nhỏ nên để thông thoáng.

● Hạn chế va chạm vào vết loét. (3)

Dung dịch Povidin rửa vết thương
Dung dịch Povidin rửa vết thương

2.4. Kiểm soát đường huyết

Đây là một trong những biện pháp chăm sóc nhiễm trùng da gián tiếp. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp người bệnh được tăng cường sức đề kháng. Nhờ vậy, da sẽ được bảo vệ tốt hơn. Những biện pháp kiểm soát đường huyết chủ yếu bao gồm:

● Dùng thuốc đầy đủ theo đơn của bác sỹ, kiểm tra đường huyết thường xuyên

● Chế độ ăn lành mạnh: Tăng cường rau xanh và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày…

● Hạn chế tối đa thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường như: bánh ngọt, trái cây ngọt, nước ngọt có gas,… (2), (3)

Nên tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày
Nên tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày

2.5. Một số biện pháp hỗ trợ khác như bỏ thuốc lá, không đi chân đất….

Bên cạnh nhiễm trùng da, người bệnh Đái tháo đường còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác cần được quan tâm. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiều những biến chứng thường gặp thông qua video ngắn sau đây.

5 biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc, nhất là những người đang mắc bệnh Đái tháo đường sẽ biết chăm sóc các tổn thương da đúng cách. Từ đó, người bệnh sẽ hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn như vết loét sâu, vết loét lâu lành, đoạn chi…


Nguồn tham khảo:

  1. American Diabetes Association, “Skin Complications”
  2. Michael Dansinger, “Diabetes: A Skin-Care How-To”
  3. Cleveland Clinic Staff, “Diabetes: Skin Conditions”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm