Lý do khiến vết thương lâu lành hơn bình thường và cách chăm sóc

Vết thương lâu lành sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu các yếu tố làm chậm vết thương và cách chăm sóc vết thương hiệu quả nhé!

>> Những điều cần biết về biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường

>> Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường

Lý do khiến vết thương của bạn lâu lành 4
Lý do khiến vết thương của bạn lâu lành

1. Nguyên nhân gây vết thương lâu lành

1.1. Nhiễm trùng

Da là lớp bảo vệ tự nhiên các bộ phận bên trong cơ thể. Khi mô da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Khi đó, vùng da gần vết thương của bạn bắt đầu tấy đỏ, đau nhức, mưng mủ và tiết dịch nhầy có mùi khó chịu. Vết thương bị nhiễm trùng khó và lâu liền hơn, điều trị tốn kém hơn.

Vết thương bị nhiễm trùng phải mất thời gian rất lâu để lành hoàn toàn
Vết thương bị nhiễm trùng phải mất thời gian rất lâu để lành hoàn toàn

1.2. Suy dinh dưỡng

Trong quá trình liền thương, cơ thể cần vitamin và chất dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vết thương lâu lành. Đa số người bệnh thường chủ quan, ăn uống không hợp lý hoặc chán ăn do nhiễm trùng. Một số người có các vết loét lớn, lâu liền sẽ bị xuất tiết các chất dinh dưỡng, chất đạm qua vết loét.. gây thiếu dinh dưỡng.

Để nhanh lành thương là bạn phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A và vitamin C. Hai loại vitamin này thường có trong các loại rau quả như cam, khoai lang và ớt chuông. (1)

1.3. Sử dụng thuốc không đúng cách

Một số thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm giảm đau, có tác dụng ức chế miễn dịch nếu dùng không đúng cách. Ức chế miễn dịch làm quá trình lành vết thương lâu hơn và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra thuốc hóa trị cũng làm vết thương lâu lành. (1)

1.4. Thiếu máu

Máu vận chuyển các tế bào máu, nhất là bạch cầu, và các chất dinh dưỡng cần thiết tới vết thương để tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết thương. Vì vậy giảm dòng máu đến sẽ ảnh hưởng (làm chậm) quá trình làm lành vết thương. Nguyên nhân thường do xơ vữa gây hẹp tắc động mạch, hay gặp ở người bệnh béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

1.5. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể trực tiếp làm suy giảm khả năng hồi phục tổn thương, và gián tiếp gây co thắt hoặc xơ vữa động mạch làm giảm dòng máu đến vết thương.

Hút thuốc lá làm vết thương lâu lành
Hút thuốc lá làm vết thương lâu lành

1.6. Uống nhiều rượu bia

Rượu có thể làm giảm bạch cầu trong cơ thể, giảm khả năng chiến đấu với vi khuẩn, từ đó làm thúc đẩy sự tiến triển nhiễm trùng và lâu lành vết thương. (1)

1.7. Ít hoạt động

Những người ít vận động sẽ khiến lưu thông máu kém và tăng áp lực lên một vùng da nhất định. Đây là nguyên nhân chính làm vết thương hở lâu hồi phục và nguy cơ nhiễm trùng cao. Bạn cần phải thường xuyên thay đổi tư thế nằm, ngồi để tránh gây áp lực lên một vùng da. (1)

1.8. Mắc bệnh Đái tháo đường       

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng các vết thương. Đường huyết tăng cao còn ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tuần hoàn (giảm dòng máu đến vết thương) và hệ miễn dịch. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường hay có biến chứng dây thần kinh, khiến họ khó nhận biết đang có vết thương. Hậu quả là vết thương lan rộng và nhiễm trùng nặng .(1)

1.9. Cách chăm sóc vết thương chưa phù hợp

Các vết thương sâu và lớn cần chăm sóc đúng cách bởi nhân viên y tế như thay băng, cắt lọc… kết hợp với kiểm soát các yếu tố nguy cơ toàn thân như bỏ hút thuốc lá, kiểm soát chỉ số đường huyết… Xử lí vết thương sai cách dễ dẫn tới nhiễm trùng và các biến chứng nặng khác. (1)

Tiểu đường khiến vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng
Tiểu đường khiến vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng

2. Cách chăm sóc vết thương

Bước 1| Cầm máu

Trước khi xử lí vết thương, bạn hãy rửa sạch tay bằng xà phòng và nước. Sau đó, cầm máu bằng cách ấn nhẹ lên da bằng một miếng gạc hoặc vải sạch. Nếu máu thấm qua gạc, hãy đặt thêm một miếng khác lên trên và giữ trong vài phút. Bạn có thể nâng cao khu vực bị thương để làm chậm dòng chảy của máu . (2)

Bước 2| Rửa sạch

Bạn hãy làm sạch bụi bẩn và mảnh vụn trong vết thương để tránh nhiễm trùng. Bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước chảy hoặc đổ một cốc nước trong lên trên. Bạn cũng có thể sử dụng khăn lau không chứa cồn hay miếng gạc vô trùng được làm ẩm bằng nước. Không dùng thuốc sát trùng để rửa vết thương vì có thể gây kích ứng da. (2)

Bước 3| Rửa xung quanh vết thương

Cho một chút xà phòng vào khăn và rửa xung quanh vết thương. Cố gắng không để xà phòng dính vào vết thương. Nhẹ nhàng lau vùng da xung quanh bằng khăn sạch hoặc khăn giấy. Đừng dùng bông gòn, vì các mảnh của nó có thể bị kẹt vào vết thương. (2)

Bước 4: Loại bỏ mảnh vụn

Nếu bạn vẫn thấy còn những mảnh vụn hoặc bụi bẩn trên vết cắt sau khi rửa sạch, hãy dùng nhíp đã được khử trùng bằng cồn nhẹ nhàng gắp ra. Nếu bạn không thể làm sạch hết, hãy đến gặp bác sĩ. (2)

Loại bỏ mãnh vỡ bằng nhíp dã được khử trùng
Loại bỏ mãnh vỡ bằng nhíp dã được khử trùng

Bước 5| Sử dụng thuốc mỡ

Nhẹ nhàng thoa một lớp mỏng mỡ kháng sinh lên vết cắt. Thuốc mỡ sẽ không giúp  vết thương lành nhanh hơn, nhưng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Thuốc mỡ cũng giúp giữ cho da luôn ẩm. (2)

Bước 6| Băng bó

Bạn không cần phải che các vết cắt và vết xước nhỏ. Nhưng nếu vết thương ở vị trí có thể cọ xát với quần áo hoặc có thể bị bẩn, chẳng hạn như trên đầu gối hoặc bàn tay, hãy đắp một miếng gạc hoặc băng vô trùng lên vết thương. Thay băng mới mới ít nhất một lần một ngày hoặc khi băng cũ bị ướt hoặc bẩn để giữ cho vết thương sạch sẽ. (2)

3. Dinh dưỡng hồi phục vết thương cho người tiểu đường

  • Hạn chế loét bàn chân lan rộng với các loại rau quả chứa vitamin C: Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này trong nhiều loại rau củ quả như: trái cây họ cam quýt, ớt chuông, rau lá xanh, kiwi, cà chua, đu đủ…
  • Giảm viêm bằng thực phẩm giàu omega 3, kẽm: Các thực phẩm giàu chất chống viêm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn bao gồm: dầu oliu, dầu đậu nành, quả hạch, hạt chia, cá, hải sản,…
  • Chống nhiễm trùng vết thương qua bổ sung protein: Các loại protein tốt bao gồm: đậu và các thực phẩm chế biến từ đậu, sữa ít béo, cá, trứng, thịt gia cầm bỏ da.
  • Ngăn hoại tử bằng với chất béo lành mạnh: Những chất béo tốt như dầu oliu, dầu đậu nành, chất béo từ cá… lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo lại các mô bị tổn thương và hỗ trợ chống viêm. (2)

Vết thương của bạn lâu lành khiến bạn nghi ngờ về bệnh Đái tháo đường. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu thêm một số dấu hiệu nhận biết của bệnh qua video ngắn nhé:

Bạn có mắc đái tháo đường? Những dấu hiệu nhận biết

Làm lành vết thương là quá trình quan trọng, đặc biệt là với bệnh nhân đái tháo đường. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể trang bị cho mình các cách chăm sóc vết thương đúng cách. Từ đó, cải thiện tiên lượng của bệnh nhân Đái tháo đường.

Nguồn tham khảo:

  1. Healthline, “What to Expect During the 4 Stages of Wound Healing”
  2. WebMD, “How Does My Wound Heal, and How Do I Treat It?”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm