Bệnh nhân Đái tháo đường cần chú ý thêm các chỉ số nào, ngoài đường huyết ?

Cho dù bạn mới được chẩn đoán hoặc đã mắc bệnh Đái tháo đường từ trước, hay đang chăm sóc người thân mắc bệnh Đái tháo đường thì bài viết này sẽ rất hữu ích với bạn. Một trong những thông tin cơ bản để hiểu sâu hơn về bệnh Đái tháo đường chính là các chỉ số HbA1c, cholesterol và huyết áp. Những chỉ số này có vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi qua trình điều trị cũng như giúp bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày.

>> Tiền Đái tháo đường: Cần phát hiện sớm để ngăn ngừa Đái tháo đường mãn tính

>> Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu ba chỉ số quan trọng mà bệnh nhân Đái tháo đường cần chú ý ngay sau đây nhé!

Ngoài đường huyết, bạn cần kiếm soát những chỉ số qua trọng khác 3
Ngoài đường huyết, bạn cần kiếm soát những chỉ số qua trọng khác

1. Chỉ số HbA1c

1.1 Tại sao HbA1c lại quan trọng?

Theo nghiên cứu của Thụy Điển (Tháng 9/2012), những người bị bệnh Đái tháo đường nếu giảm HbA1c ít nhất 1% so với mức ban đầu có thể giảm 50% nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm.  (1)

1.2 Các mốc HbA1c

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất các hướng dẫn chẩn đoán bệnh Đái tháo đường theo chỉ số HbA1c dưới đây:

  • HbA1c dưới 42 mmol/mol (6,0%): Không mắc bệnh Đái tháo đường
  • HbA1c từ 42 đến 47 mmol/mol (6,0–6,4%): Bất dung nạp đường huyết hoặc Tiền Đái tháo đường
  • HbA1c từ 48 mmol/mol (6,5%) trở lên: Bệnh Đái tháo đường type 2

Nếu xét nghiệm HbA1c của bạn cho kết quả từ 6,0–6,4%, điều đó cho thấy bạn đang ở giai đoạn tiền Đái tháo đường. Bác sĩ có thể đề xuất với bạn thay đổi lối sống lành mạnh hơn để giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường sau này.(1)

HbA1c không được sử dụng để chẩn đoán bệnh Đái tháo đường thai kỳ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.

Xét nghiệm đường huyết bất kì thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh Đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xét nghiệm HbA1c có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh này. (1)

Ngoài đường huyết, bạn cần kiếm soát những chỉ số qua trọng khác 2
Xét nghiệm HbA1c giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường

1.3 Hạn chế của xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế đối với độ chính xác của xét nghiệm. Nếu bị thiếu máu, lượng hemoglobin có thể sẽ không đủ để tiến hành xét nghiệm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh lí cấp tính cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả HbA1c. 

Vì các tế bào hồng cầu tồn tại trong cơ thể khoảng 3 tháng, do đó mức HbA1c thường phản ánh mức đường huyết của một người trong 8-12 tuần trước đó. (1)

2. Cholesterol

2.1 Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu tạo nên màng của mỗi tế bào của cơ thể. Nó được vận chuyển trong máu bởi các protein được gọi là lipoprotein. Những protein này sẽ được đo khi bạn làm xét nghiệm cholesterol, bao gồm lipoprotein tỉ trọng cao (HDL), được gọi là cholesterol tốt và lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL), được gọi là cholesterol xấu. 

Triglyceride là một dạng khác của mỡ máu và cũng được đo khi thực hiện xét nghiệm cholesterol. Cholesterol toàn phần cho biết tổng các loại chất béo ở trên.  (2)

Ngoài đường huyết, bạn cần kiếm soát những chỉ số qua trọng khác 1
Xét nghiệm đo cholesterol trong máu

2.2 Cholesterol mục tiêu đối với người mắc bệnh Đái tháo đường

Hiện tại không còn chỉ định mức cholesterol mục tiêu cho những người mắc bệnh Đái tháo đường. Bác sĩ sẽ ước tính nguy cơ mắc bệnh tim dựa trên một số yếu tố như tuổi tác, BMI, giới tính, huyết áp, mức cholesterol và type bệnh Đái tháo đường mà bạn mắc phải.

Hướng dẫn chung về ngưỡng giới hạn của cholesterol dựa vào tỷ lệ cholesterol toàn phần và HDL. Kết quả dưới 4 là khỏe mạnh. (2)

Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ tăng cholesterol. (2)

3. Huyết áp

3.1 Huyết áp liên quan đến Đái tháo đường như thế nào?

Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng của bệnh Đái tháo đường, bao gồm tổn thương mắt, thận và tăng nguy cơ đột quỵ. Hầu hết những người mắc bệnh Đái tháo đường sau đó sẽ bị Tăng huyết áp, cùng với các vấn đề khác về tim và mạch máu. (3)

Ngoài đường huyết, bạn cần kiếm soát những chỉ số qua trọng khác
Kiểm soát huyết áp tốt giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng của Đái tháo đường

3.2 Huyết áp của bạn nên là bao nhiêu?

Hầu hết những người mắc bệnh Đái tháo đường nên có huyết áp không quá 130/80. Khi nói đến việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh Đái tháo đường, việc điều trị đạt mức huyết áp bình thường cũng quan trọng như việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn. (3)

Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm những chỉ số quan trọng liên quan đến bệnh Đái tháo đường. Ngoài theo dõi đường huyết, trị số huyết áp, các xét nghiệm HbA1c và cholesterol sẽ giúp Bác sĩ đánh giá quá trình điều trị của bạn. Nếu các chỉ số trên được kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các biến chứng của Đái tháo đường sau này.

Nguồn tham khảo:

  1. Diabetes.co.uk, “HbA1c Test for Diabetes”
  2. Diabetes.co.uk, “Diet and Cholesterol”
  3. WebMD, “Diabetes and High Blood Pressure”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm