Thời điểm vàng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

Đái tháo đường thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu làm xuất hiện tình trạng thai to, dẫn đến khó sinh. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn báo hiệu trước tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ và bệnh Đái tháo đường thực sự của mẹ. (1)

>> Tiểu đường thai kỳ: Triệu chứng và cách phòng ngừa các mẹ bầu cần biết

>> Cẩm nang cần biết và cần tránh cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Bạn hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo Đái tháo đường thai kỳ để mau chóng được kiểm tra và điều trị sớm nhất nhé.

Thời điểm vàng xét nghiệm Tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế 3
Thời điểm vàng xét nghiệm Tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế

1. Nguyên nhân gây Đái tháo đường thai kỳ

Tế bào beta ở tuyến tụy là tế bào chủ yếu tiết ra insulin của cơ thể. Insulin là hoạt chất giúp giảm nồng độ đường trong máu. Để làm được việc này, insulin sẽ đưa đường từ trong máu vào trong các tế bào cơ thể khác (ví dụ như cơ, gan…). (1)

Đái tháo đường thai kỳ cũng liên quan đến các quá trình này:

  • Giảm nồng độ insulin trong máu
  • Giảm khả năng ảnh hưởng của insulin, không cho insulin mang đường vào tế bào.

Thực tế, trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ đang trải qua những sự biến đổi to lớn. Điều này mang đến những kết quả như:

  • Tăng tạo đường từ gan
  • Giảm khả năng ảnh hưởng của insulin lên các tế bào
  • Tụy tăng tiết insulin để bù trừ cho 2 hiện tượng trên

Khi thai phụ được chẩn đoán mắc Đái tháo đường thai kỳ chứng tỏ rằng tế bào beta tuyến tụy đã bị suy yếu và lộ rõ ra khi mang thai, đặc biệt là các tuần cuối thai kỳ. Các tế bào trong cơ thể người mẹ có kháng tính quá cao với insulin, dù cho tụy bình thường nhưng vẫn không tiết đủ insulin.

Thời điểm vàng xét nghiệm Tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế 2
Tụy là cơ quan chủ yếu tiết ra insulin để điều hòa đường trong máu

2. Thời điểm vàng xét nghiệm Đái tháo đường thai kỳ

Tất cả thai phụ đều phải được xét nghiệm chẩn đoán sớm Đái tháo đường thai kỳ. (2) Tuy nhiên có một số đối tượng có nguy cơ mắc Đái tháo đường thai kỳ cao và cần tầm soát kỹ lưỡng hơn như

  • Yếu tố thai phụ: lớn tuổi, nhiều con, béo phì trước khi có thai, tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Tiền sử Đái tháo đường: trong gia đình thế hệ thứ nhất (cha mẹ, con cái).
  • Tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to, Đái tháo đường thai kỳ trong lần sinh trước.
  • Yếu tố trong thai kỳ: tăng huyết áp, đa thai.

Đối với những đối tượng nguy cơ cao nêu trên, thai phụ nên được tầm soát ngay từ lần đầu tiên đi khám thai.

Thời điểm vàng xét nghiệm Tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế 1
Các thai phụ cần phải được tầm soát đái tháo đường trong thai kì

Thời điểm tầm soát Đái tháo đường thai kỳ cho mọi thai phụ từ tuần thứ 24 – 28 của tuổi thai. Thời điểm này được xem là thời điểm chuẩn, tốt nhất cho phát hiện bất thường chuyển hóa đường trong thai kỳ.

Nếu là nhóm nguy cơ cao nên thực hiện nghiệm pháp tầm soát sớm và nếu nghiệm pháp âm tính sẽ lặp lại khi tuổi thai 24 – 28 tuần.

3. Quy trình tầm soát Đái tháo đường thai kỳ

Một số lưu ý trong quy trình thủ tục tầm soát Đái tháo đường thai kỳ bao gồm:

  • Ba ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp chẩn đoán, không ăn chế độ ăn có quá nhiều đường cũng như không ăn kiêng
  • Nhịn đói 8 – 12 giờ trước khi làm nghiệm pháp
  • Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói trước khi làm nghiệm pháp
  • Uống ly nước đường đã được nhân viên y tế chuẩn bị sẵn, uống trong vòng 5 phút
  • Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống nước đường

Trong thời gian làm nghiệm pháp thai phụ không ăn uống gì thêm. Thai phụ được ngồi nghỉ ngơi trong phòng làm nghiệm pháp hoặc đi lại nhẹ nhàng trong khuôn viên bệnh viện trong thời gian chờ xét nghiệm. (2)

Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ. Chỉ cần 1 chỉ số bất thường là đủ để
chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ.

Ở những thai phụ nghi ngờ hoặc chẩn đoán mắc phải Đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ dặn dò về chế độ ăn và cách theo dõi đường huyết.

Thời điểm vàng xét nghiệm Tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế
Phụ nữ mang thai mắc bệnh Đái tháo đường cần phải có chế độ ăn phù hợp

Trường hợp đang được tư vấn điều trị ở tuyến huyện, nhưng thai phụ không đảm bảo được đường huyết an toàn sẽ được chuyển lên bệnh viện tuyến cao hơn.

Bên cạnh những xét nghiệm bạn cũng có thể nhận biết bệnh Đái tháo đường bằng những dấu hiệuđược đề cập trong video sau đây:

Bạn có mắc đái tháo đường? Những dấu hiệu nhận biết

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp, có nguy cơ gây ra thai to, tai biến lúc sinh ở trẻ, cũng như tạo ra nguy cơ Tăng huyết áp, tiền sản giật, Đái tháo đường ở người mẹ. Việc phát hiện và kiểm soát Đái tháo đường giúp giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong của mẹ và bé.

Nguồn tham khảo:

  1. NATURE REVIEWS, Disease Primers,Article citation I­D: (2019) 5:47: Gestational diabetes mellitus.
  2. BỘ Y TẾ VỤ SỨC KHỎE BÀ MẸ – TRẺ EM, HƯỚNG DẪN QUỐC GIA DỰ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ (Ban hành kèm theo Quyết định số 6173 /QĐ-BYT ngày 12 /10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm