Tình trạng tê chân ở bệnh nhân Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân Đái tháo đường, nhất là ở bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt. Tình trạng tê chân là một trong những biến chứng liên quan đến thần kinh phổ biến ở nhân Đái tháo đường. Nếu bạn hay gặp phải tình trạng tê chân nhưng không biết làm cách nào để xử lí? Ngày Đầu Tiên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết sau đây.
>> Tê chân tay: Biến chứng của bệnh Đái tháo đường
>> Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng tê chân ở bệnh nhân Đái tháo đường
Theo thống kê, hơn 50% bệnh nhân Đái tháo đường gặp phải biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay chân). Với người Đái tháo đường thì biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuất hiện sớm và dễ nhận biết với các biểu hiện như đau cơ, cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí là rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân, mất cân bằng, mất cảm giác,…
Nguyên nhân gây ra biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường
- Lượng đường glucose cao
- Lượng mỡ cao (triglyceride trong máu)
Những nguyên nhân này làm co nhỏ mạch máu không đủ nuôi dưỡng thần kinh, gây tổn thương thần kinh và dẫn đến tình trạng tê chân.
Biến chứng này sẽ càng tăng khi tuổi càng cao và thời gian mắc bệnh Đái tháo đường càng lâu. Bên cạnh đó, một số yếu tố cũng là tăng nguy cơ mắc phải biến chứng thần kinh ngoại biên như tăng cân, cao huyết áp, mức cholesterol cao, uống rượu, hút thuốc,…
2. Phương pháp khắc phục tình trạng tê chân ở bệnh nhân Đái tháo đường
Để khắc phục tình trạng tê chân cũng như biến chứng thần kinh ngoại biên, bạn cần:
- Kiểm soát các chỉ số cơ thể: như lượng glucose, huyết áp, và cholesterol, cân nặng
- Thường xuyên vận động: vận động tối thiểu 30 phút, 5 ngày trong một tuần. Việc vận động giúp máu lưu thông đến tay và chân, giảm căng thẳng.
- Giảm stress căng thẳng: áp dụng các phương pháp tập hít thở, thiền, mát xa và yoga.
- Ăn uống hợp lý: như ăn nhiều rau quả, giảm chất béo, ăn ngũ cốc nguyên cám, ăn vừa đủ lượng cá, gia cầm, đậu và hạn chế thịt đỏ.
- Bổ sung vitamin D: da bạn tạo dinh dưỡng khi tắm nắng, nó giúp chống lại đau cơ.
- Bổ sung vitamin B: vitamin B đóng vai trò quan trọng cho thần kinh, thiếu vitamin B12 dẫn đến tổn thương thần kinh, vitamin B6 giúp não truyền thông tin đến khắp cơ thể nếu thiếu gây đau cơ.
- Từ bỏ thuốc lá: thuốc dẫn đến mạch máu co lại, giảm hoạt huyết, giảm dinh dưỡng trong máu giảm đến đau cơ.
- Ngâm mình trong nước ấm: không những giúp bạn thư giãn mà còn giúp tuần hoàn máu khắp cơ thể. Lưu ý, biến chứng thần kinh làm bạn mất cảm giác, nên hãy chắc chắn rằng nước không quá nóng trước khi ngâm mình
- Hạn chế uống rượu bia
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
- Chăm sóc tay chân hằng ngày: giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…
Bên cạnh tình trạng tê chân, biến chứng thần kinh ngoại có thể thay đổi từ đau cơ, cảm giác tê chân tê tay đến biến chứng cơ quan trong cơ thể như nhịp tim nhanh, giảm co bóp cơ bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), giảm trương lực cơ hệ tiêu hóa (buồn nôn, đầy hơi,…). Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh giảm đau, làm chậm diễn tiến bệnh và phục hồi biến chứng.