Những ai nên đi kiểm tra Đái tháo đường?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể, khiến lượng đường huyết tăng cao. Bệnh có thể gây những biến chứng nguy cấp đe dọa tính mạng như hạ đường huyết, nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Về lâu dài bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng lên nhiều cơ quan như não, mắt, tim, thận. Các ảnh hưởng xấu này xuất hiện ngay từ khi lượng đường tăng hơn mức bình thường nhưng chưa tăng cao đến mức đái tháo đường thật sự (tiền đái tháo đường).

>> Ý nghĩa của ngày Đái tháo đường Thế giới – 14/11

>> Thức uống không đường có thực sự tốt cho bệnh nhân Đái tháo đường?

Những ai nên đi kiểm tra Đái tháo đường?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế việc kiểm tra xem mức đường huyết của mình có nằm trong mức nguy cơ Đái tháo đường không là vô cùng quan trọng. Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu những đối tượng nào nên kiểm tra Đái tháo đường trong bài viết sau đây nhé!

1. Đối tượng cần kiểm tra Đái tháo đường

Trên thực tế, bạn không nên chờ đến khi có triệu chứng bệnh mới đi kiểm tra Đái tháo đường (Tiểu đường). Theo hướng dẫn của Bộ y tế, những đối tượng sau đây nên được kiểm tra Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường:

Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2 (người Châu Á) có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ:

●  HbA1c ≥ 5.7% (rối loạn đường huyết đói hoặc sau ăn ở các lần xét nghiệm trước)

●  HDL-C < 35mg/dL (0.9 mmol/L) và/ hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dL (2.82 mmol/L)

●  Gia đình có người bị Đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)

●  Vòng bụng to ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm

●  Phụ nữ được chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ

●  Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

●  Có tiền sử bệnh tim mạch

●  Người bệnh Tăng huyết áp.

●  Ít vận động thể lực

●  Có các tình trạng lâm sàng liên quan đến đề kháng Insulin (ví dụ béo phì trầm trọng, bệnh gai đen)

Người từ 45 tuổi trở lên (trường hợp không có các triệu chứng trên)

Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn nên lặp lại xét nghiệm mỗi 1 – 3 năm. Có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó và yếu tố nguy cơ. Đối với người tiền Đái tháo đường cần phải thực hiện xét nghiệm hàng năm. (1)

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc Đái tháo đường

2. Các loại xét nghiệm Đái tháo đường

Theo hướng dẫn chẩn đoán Đái tháo đường của Bộ y tế, các loại xét nghiệm giúp kiểm tra Đái tháo đường bao gồm:

a. Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG)

Cách thực hiện khá đơn giản. Người bệnh cần nhịn ăn uống (ngoại trừ nước lọc) trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Vì vậy, xét nghiệm này thường được thực hiện vào sáng sớm, trước khi ăn sáng. Nếu kết quả thu được trong hai lần đo ở hai ngày khác nhau đều từ 7 mmol/L (126 mg/dL) trở lên, bác sĩ sẽ có căn cứ chẩn đoán bạn bị Đái tháo đường.

Kết quả đường huyết khi đóiÝ nghĩa
Thấp hơn 5.6 mmol/L (100mg/dL)Mức đường huyết bình thường
5.6 – 6.9  mmol/L (100 – 125 mg/dL)Tiền Đái tháo đường
7 mmol/L (126 mg/dL) hoặc cao hơnĐái tháo đường
b. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT)

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống cần thực hiện theo hướng dẫn chung của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Bạn được yêu cầu nhịn đói qua đêm khoảng 8 tiếng. Sau đó bạn sẽ được lấy mẫu máu để đo đường huyết lúc đói. Tiếp theo, bạn được hướng dẫn uống dung dịch chứa 75g glucose hòa tan trong nước. Sau 2 tiếng, bạn sẽ được đo lại mức đường huyết một lần nữa.

Trong vòng 3 ngày trước khi thực hiện nghiệm pháp này, bạn cần đảm bảo khẩu phần ăn có khoảng 150 – 200g carbohydrate mỗi ngày.

Kết quả nghiệm pháp dung nạp glucoseÝ nghĩa
Thấp hơn 7.8 mmol/L (140mg/dL)Mức đường huyết bình thường
7.8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL)Tiền Đái tháo đường
11.1 mmol/L (200 mg/dL) hoặc cao hơnĐái tháo đường
c. Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c cần được thực hiện ở những phòng xét nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là xét nghiệm đo tỉ lệ phần trăm đường gắn với huyết sắc tố – một loại protein có trong các tế bào hồng cầu.

Kết quả thu được phản ánh mức glucose huyết trung bình trong 2 – 3 tháng gần đây. Lợi ích của phương pháp này là bạn không phải nhịn ăn, hoặc phải uống bất kỳ dung dịch nào trước và trong khi tiến hành xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm HbA1cÝ nghĩa
Thấp hơn 5.7%Mức đường huyết bình thường
5.7 – 6.4%Tiền Đái tháo đường
6.5% hoặc cao hơnĐái tháo đường
d. Xét nghiệm đường huyết bất kỳ (RPG)

Xét nghiệm đường huyết bất kỳ là xét nghiệm có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày mà không cần phải nhịn ăn. Mục đích để đo mức đường trong máu tại thời điểm lấy máu.

Nếu mức đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL là dấu hiệu của bệnh Đái tháo đường, đặc biệt nếu có các triệu chứng điển hình của bệnh. (2)

Bạn cần cung cấp mẫu máu để kiểm tra Đái tháo đường

3. Dấu hiệu nhận biết Đái tháo đường

Đái tháo đường là căn bệnh gây nhiều biến chứng sức khỏe trầm trọng. Vì vậy, nắm bắt được những dấu hiệu nhận biết bệnh Đái tháo đường rất quan trọng. Bạn nên đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán khi thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy khát và đói bụng (dù vừa ăn uống xong)
  • Sụt cân nhanh bất thường
  • Cảm thấy kiệt sức
  • Vết thương lâu lành
  • Cảm giác đau nhức, tê tay chân
  • Choáng váng, hoa mắt (3)

Liệu bạn có đang mắc bệnh Đái tháo đường? Mời bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết qua video ngắn nhé:

Bạn có mắc đái tháo đường? Những dấu hiệu nhận biết​

Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ những xét nghiệm khi cần kiểm tra Đái tháo đường cũng như những dấu hiệu nhận biết Đái tháo đường. Chẩn đoán bệnh sớm và kiểm soát tốt đường huyết giúp bạn phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh Đái tháo đường.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm