Ngoài chỉ số đường huyết, người bệnh Đái tháo đường cần chú ý thêm các chỉ số nào?

Các chỉ số đường huyết như đường huyết đói, đường huyết sau ăn, HbA1c đã được Ngày đầu tiên giới thiệu đến các bạn trong những phần riêng. Ngoài các chỉ số này thì nồng độ cholesterol, mức huyết áp, cân nặng, vòng eo cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp Bác sĩ của bạn chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị. Đồng thời đây cũng là yếu tố giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh lại các hoạt động khác như thói quen ăn uống, vận động thể dục hay hút thuốc lá… 

>> Hiểu về chỉ số HbA1c

>> Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu 4 chỉ số quan trọng mà bệnh nhân Đái tháo đường cần chú ý ngay sau đây nhé!

1. Chỉ số Cholesterol

Cholesterol là loại chất béo trong máu tạo nên màng của mỗi tế bào của cơ thể, tham gia vào cấu tạo của một sô chất quan trọng như hormone, được vận chuyển trong máu bởi các protein được gọi là lipoprotein. Đây là những protein thường được đo khi bạn làm xét nghiệm cholesterol máu bao gồm:

  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – cholesterol tốt
  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – cholesterol xấu
  • Triglyceride
  • Cholesterol toàn phần (cho biết tổng các loại chất béo ở trên) (2)
Xét nghiệm đo cholesterol bao gồm HDL và LDL

Đối với người đái tháo đường, mục tiêu quan trọng cần đạt là giữ các cholesterol xấu ở ngưỡng thấp, an toàn và tăng cholesterol tốt để bảo vệ cơ thể. Các mức cần nhớ như sau:

  • LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch
  • LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch vữa xơ, hoặc có thể thấp hơn <50 mg/dL nếu có yếu tố nguy cơ xơ vữa cao
  • Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
  • HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ

Bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn và tập thể dục thường xuyên để làm giảm nguy cơ tăng cholesterol xấu. (2)

2. Chỉ số huyết áp

Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng của bệnh Đái tháo đường bao gồm tổn thương mắt, thận, đặc biệt tăng nguy cơ đột quỵ. Người mắc bệnh Đái tháo đường có nguy cơ cao bị Tăng huyết áp, cùng với các vấn đề khác về tim và mạch máu. (3)

Kiểm soát huyết áp tốt giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng của Đái tháo đường

Hầu hết những người mắc bệnh Đái tháo đường cần duy trì huyết áp <140/90 mmHg. Nếu bạn đã có biến chứng thận, hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch  do xơ vữa cao cần duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg. Khi nói đến việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh Đái tháo đường, việc điều trị đạt mức huyết áp bình thường cũng quan trọng như việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn. (3)

3. Chỉ số cân nặng

  • Duy trì cân nặng ở mức trung bình tức BMI = 18.5 – 23 kg/m2. Nếu bạn đang thừa cân, hoặc béo phì, tức là có mức BMI > 23kg/m2, bạn nên áp dụng tích cực các biện pháp giảm cân. Việc giảm cân đồng thời giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu, mỡ máu, huyết áp và các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
  • Để giảm cân và duy trì cân nặng ở mức khuyến cáo, bạn cần có chế độ ăn kiêng, giảm nguồn năng lượng nạp vào cơ thể, đồng thời kết hợp tang cường hoạt động thể lực. Với những người có cân nặng quá cao, bác sỹ sẽ thảo luận với bạn để có sự lựa chọn thuốc vừa kiểm soát đường huyết, vừa giúp giảm cân phù hợp.

4. Chỉ số vòng eo

Chỉ số vòng eo là số đo vòng bụng của bạn ở mức ngang qua eo, tính bằng centimét (cm). Vòng eo là chỉ số gián tiếp cảnh báo lượng mỡ dư thừa của cơ thể. Vòng eo càng lớn thì nguy cơ bị các biến chứng tim mạch càng cao. Do đó bạn cần giữ vòng eo ở mức:

  • Nam < 90cm
  • Nữ < 80cm

Bên cạnh những xét nghiệm theo dõi chỉ số đường huyết bạn cũng có thể nhận biết bệnh Đái tháo đường bằng những dấu hiệu trong video ngắn sau đây:

Bạn có mắc Đái tháo đường? Những dấu hiệu nhận biết​

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm những chỉ số quan trọng liên quan đến Đái tháo đường. Nếu các chỉ số trên được kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các biến chứng của Đái tháo đường sau này.

Nguồn tham khảo:

1. Diabetes.co.uk, “HbA1c Test for Diabetes”

2. Diabetes.co.uk, “Diet and Cholesterol”

3. WedMD, “Diabetes and High Blood Pressure”

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm