Biến chứng Mắt do Đái tháo đường và cách phòng tránh

Nhiều người cho rằng “mờ mắt” chỉ là bệnh tuổi già. Nhưng thực tế, “mờ mắt’ có thể là một trong những biến chứng nguy hiểm cần phải được chăm sóc kỹ càng, đặc biệt là đối với bệnh nhân Đái tháo đường (Tiểu đường). Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về biến chứng mắt do Đái tháo đường để bạn và người thân có thể chủ động phòng tránh nhé.

>>> Làm cách nào để phòng tránh hoại tử bàn chân ở người bệnh Đái tháo đường?

>>> Biến chứng Tim mạch ở người bệnh Đái tháo đường

Biến chứng Mắt do Đái tháo đường và cách phòng tránh

1. Biến chứng mù lòa do Đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê của ngành y tế, người có thời gian mắc bệnh Đái tháo đường từ  5 đến 10 năm có tỷ lệ mắc bệnh võng mạc Đái tháo đường là 50 đến 60%. Trong khi đó, con số này là 80 đến 90% và 2% có nguy cơ bị mù loà nếu thời gian kéo dài từ 10 đến 15 năm. Bệnh  võng mạc Đái tháo đường sẽ tăng lên 3 – 4 lần nếu có bệnh kèm theo như: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, suy thận, thiếu máu, mang thai,…

Biến chứng mắt của  Đái tháo đường bao gồm:

  • Tăng nhãn áp (glaucoma)

Người bệnh Đái tháo đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn người bình thường khoảng 40%. Các triệu chứng của tăng nhãn áp bao gồm: nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng trước mắt… 

  • Đục thủy tinh thể (cataracts)

Với người Đái tháo đường (Tiểu đường), khả năng đục thủy tinh thể khoảng 60%. Triệu chứng khi bị đục thủy tinh thể là mắt sẽ bị mờ như có màn sương mù phía trước khiến người bệnh không thể nhìn rõ. 

  • Bệnh võng mạc do Đái tháo đường (diabetic retinopathy)

Bệnh võng mạc do Đái tháo đường là nguyên nhân gây mất thị lực phổ biến nhất đối với người bệnh Đái tháo đường. Bệnh thường không có triệu chứng và người bệnh chỉ phát hiện khi thị giác đã bị ảnh hưởng. 

Có 2 loại bệnh võng mạc do Đái tháo đường bao gồm bệnh võng mạc không tăng sinh và bệnh võng mạc tăng sinh.   

2. Triệu chứng của biến chứng mắt trên bệnh nhân Đái tháo đường

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không cảm thấy gì bất thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp một số triệu chứng như sau:
– Nhìn mờ, đau nhức hốc mắt
– Cảm giác có đốm đen (ruồi bay), hoặc các sợi màu đen ở trước mắt
– Hình ảnh dao động
– Thấy những vùng đen hoặc vùng trống trong cảnh vật
– Mất cảm nhận màu sắc
– Mù, không còn nhìn thấy gì

3. Phương pháp phòng ngừa bệnh võng mạc Đái tháo đường

  • Đối với bệnh nhân Đái tháo đường type 2: khám đáy mắt ngay lúc mới chẩn đoán và sau đó mỗi năm bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.
Bệnh nhân Đái tháo đường nên khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh võng mạc
  • Đối với bệnh nhân Đái tháo đường type 1, khám đáy mắt 5 năm sau khi chẩn đoán. Nếu tình trạng bệnh ổn định khám lại sau 2 – 3 năm.
  • Đối với bệnh nhân Đái tháo đường có thai, cần khám đáy mắt thường xuyên vì thai kỳ dễ làm tổn thương mạch máu ở đáy mắt.
  • Điều trị tốt nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:
    • Ổn định đường huyết
    • Ổn định huyết áp
    • Điều trị mỡ máu
    • Luyện tập ít nhất 150 phút mỗi tuần
    • Kiểm soát cân nặng, chống béo phì     
    • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, điều độ
    • Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
    • Ngưng hút thuốc

Đái tháo đường có thể gây mù lòa mà không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, việc khám mắt định kỳ hàng năm và được theo dõi điều trị thích hợp bởi các bác sĩ chuyên khoa có thể phòng ngừa cho 95% biến chứng này. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã thể nắm được một số thông tin cơ bản và một số phương pháp ngăn ngừa biến chứng mắt do Đái tháo đường.

Nguồn tham khảo:

1. Biến chứng về mắt ở bệnh nhân ĐTĐ – Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam

2. Biến chứng đáy mắt của bệnh ĐTĐ – PGS-TS Nguyễn Thy Khuê

3. It is easy to take your eyesight for granted- America Diabetes Association

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm