Những điều cần biết về biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến và được xem như là một trong những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Đa phần người mắc bệnh lý này chỉ phát hiện ra khi xảy ra các biến chứng do đường máu tăng cao kéo dài gây ra. Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường là một trong số đó. Vậy biến chứng thần kinh ngoại biên là gì và nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên giải đáp nhé.

Những điều cần biết về biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường
Những điều cần biết về biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường

1. Thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường        

Hệ thống thần kinh ngoại biên có nhiệm vụ gửi thông tin từ não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương) đến phần còn lại của cơ thể. Các dây thần kinh ngoại biên cũng gửi thông tin cảm quan đến hệ thống thần kinh trung ương.

1.1. Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên được gây ra bởi những tổn thương các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống (dây thần kinh ngoại biên). Bệnh thường gây ra yếu, tê và đau, hay gặp ở bàn tay và bàn chân và cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác trên cơ thể. 

Ngoài ra, bệnh thần kinh ngoại biên có thể xuất hiện do chấn thương, nhiễm trùng, các vấn đề chuyển hóa, nguyên nhân do di truyền và tiếp xúc với chất độc hoặc mắc bệnh Đái tháo đường.

1.2. Biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường

Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì ở chân, đặc biệt là ngón chân và 2 bàn chân
Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì ở chân, đặc biệt là ngón chân và 2 bàn chân

Biến chừng này thường gây ảnh hưởng đến hai chi dưới với các triệu chứng bệnh lý như sau:

  • Dấu hiệu sớm: Giảm cảm giác đồng đều ở 2 chân, chủ yếu là bàn chân, có thể lan đến cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối.
  • Cảm giác tê bì ở chân, đặc biệt là ngón chân và 2 bàn chân.
  • Đau, nóng rát ở gang bàn chân, tình trạng tăng về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt, không đáp ứng điều trị với thuốc giảm đau thông thường.
  • Mất cảm giác 1 phần hoặc toàn bộ: Khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương nặng, người bệnh bị rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác hoàn toàn ở khu vực này. Vì thế người bệnh cũng không thể nhận biết dấu hiệu nguy hiểm như nóng, đau do bỏng, vật lạ đâm,… cho tới khi chân sưng tấy hoặc nhiễm trùng nặng.

Triệu chứng tương tự cũng gặp ở chi trên và bàn tay nhưng thường đến muộn hơn. Nặng nhất là người bệnh mất cảm giác hoàn toàn, gây nguy cơ loét bàn chân. Ngoài ra, biến chứng thần kinh ở chân có thể gây biến chứng khớp xương bàn chân và cổ chân, điển hình là triệu chứng bàn chân charcot.

2. Điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường 

Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi biến chứng thần kinh nói chung và biến chứng thần kinh ngoại biên nói riêng ở người bệnh Đái tháo đường. Thuốc và các phương pháp điều trị khác chủ yếu giúp giảm đau, làm chậm diễn biến bệnh và phục hồi chức năng, khắc phục biến chứng.

2.1. Điều trị làm chậm diễn biến bệnh

Cách điều trị hiệu quả nhất là kiểm soát glucose máu tích cực, đạt ổn định. Ngoài ra cần thực hiện: 

  • Kiểm soát huyết áp
  • Ngưng hút thuốc
  • Ăn uống điều độ
  • Luyện tập thể lực phù hợp
  • Ngưng uống rượu
  • Duy trì cân nặng.
Kiểm soát huyết áp và đường huyết giúp làm chậm tiến triển của biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường
Kiểm soát huyết áp và đường huyết giúp làm chậm tiến triển của biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường

2.2. Điều trị giảm đau

Tùy vào tình trạng đau do biến chứng thần kinh ngoại biên mà chỉ định thuốc giảm đau có hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ. Một số loại thuốc thường được dùng như: 

  • Thuốc chống động kinh: Pregabalin (Lyrica), Gabapentin (Neurontin),  Carbamazepine (Tegretol). 
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptylin, desipramine, nortriptyline, imipramine. 
  • Thuốc giảm đau dạng tramadol, oxycodone (không thể dùng lâu dài). 
  • Miếng dán tẩm Lidocain: dùng dán tại vùng đau. 

Ngoài ra có thể giảm đau tạm thời do biến chứng thần kinh ngoại biên bằng kem thoa Capsaicin, Alpha-lipoic acid, châm cứu, điện xuyên da kích hoạt thần kinh,…

2.3. Điều trị phục hồi chức năng và ngăn ngừa biến chứng

Các biến chứng thần kinh ngoại biên thường ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh nên cần được theo dõi điều trị tại cơ sở chữa bệnh chuyên khoa. Biến chứng có thể gặp như: loét chân và bệnh lý bàn chân, rối loạn cương dương, bàng quang thần kinh (ứ đọng nước tiểu, nhiễm trùng tiểu), rối loạn nhu động dạ dày,… 

Phòng ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường hiệu quả nhất bằng cách: 

  • Kiểm soát tích cực glucose trong máu
  • Ăn uống và tập luyện thể lực điều độ
  • Chăm sóc bàn chân đúng cách: tự kiểm tra vết thương nếu có hàng ngày, luôn giữ chân sạch sẽ khô ráo, không đi giày chật hoặc chân trần, dùng dũa thay vì cắt móng,…

Như vậy, biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân Đái tháo đường ít gây tử vong, song lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tốt nhất cần phòng ngừa, nhất là kiểm soát glucose trong máu tốt và điều trị tích cực ngay khi mới xuất hiện biến chứng.

Nguồn tham khảo:

1. Mayo Clinic

2. Diabetes.co.uk.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm