Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường

Biến chứng bàn chân đái tháo đường là một biến chứng tổng hợp bao gồm biến chứng mạch máu lớn (bệnh lý động mạch ngoại biên) và biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh lý thần kinh ngoại biên).

Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm trùng cũng góp phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh tổn thương đặc hiệu này. 

>> Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường là một vết thương phức tạp, mạn tính và có liên quan đến bệnh suất và tử suất của bệnh nhân đái tháo đường. Hãy tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé.

1. Những vấn đề thường gặp của bàn chân Đái tháo đường

Vấn đề cắt cụt chi và hội chứng “tay chân ma”

Bàn chân của người bệnh Đái tháo đường thường là một khuyết tật khá đáng sợ, với thời gian nằm viện kéo dài và chi phí không ngừng tăng lên. Kết cục của bệnh thường nặng nề và có khả năng gây tàn phế đến mức phải bị cắt cụt.

Hội chứng tay chân ma (cảm giác ở những người bị cắt cụt chi) như trò đùa tàn nhẫn của chính nó đối với tâm thần vốn đã sa sút tinh thần của người bệnh. Bàn chân của người bệnh Đái tháo đường đường, không có gì lạ, là một trong những biến chứng đáng sợ nhất của bệnh đái tháo đường. [1]

Vấn đề nhiễm trùng cục bộ và nhiễm trùng huyết

Bàn chân Đái tháo đường được đặc trưng bởi một bộ ba bệnh lý: thần kinh, thiếu máu cục bộ và nhiễm trùng.

Nồng độ đường huyết cao dễ dẫn đến nhiễm trùng cục bộ (tại bàn chân) và dễ dàng, các vi khuẩn và độc chất theo đường máu lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết. Khi nhiễm trùng nặng có thể khiến bệnh nhân tử vong.[1]

2. Nguyên nhân gây biến chứng bàn chân Đái tháo đường

Loét bàn chân do Đái tháo đường là kết quả của đồng thời nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân cơ bản chính được ghi nhận là bệnh lý thần kinh ngoại vi, nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ do bệnh mạch máu ngoại vi.

Bệnh thần kinh

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường 1
Bệnh thần kinh gây nên sự mất cân bằng giữa gập và duỗi của bàn chân

Bệnh thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường được biểu hiện ở thần kinh vận động, tự chủ và cảm giác. 

  • Bệnh thần kinh tự chủ dẫn đến giảm tiết mồ hôi. Lớp da bên ngoài trở nên khô và ngày càng dễ bị nứt nẻ và phát triển nhiễm trùng sau đó.
  • Ở thần kinh vận động, gây tổn thương các cơ bên trong của bàn chân, dẫn đến sự mất cân bằng giữa gập và duỗi của bàn chân. Điều này tạo ra các biến dạng giải phẫu bàn chân. Từ đó, tạo ra các điểm nhô ra và áp lực xương bất thường, dần dần gây ra các vết nứt và loét da.
  • Việc mất cảm giác như một phần của bệnh thần kinh ngoại biên làm trầm trọng thêm sự phát triển của các vết loét. Khi vết thương xảy ra tại vị trí bị ảnh hưởng, bệnh nhân không thể phát hiện ra do giảm cảm giác các chi dưới của họ. Do đó, nhiều vết thương không được chú ý và ngày càng xấu đi do vùng bị ảnh hưởng liên tục phải chịu áp lực. Áp lực lặp đi lặp lại khiến tình trạng vết loét và thương tổn trầm trọng hơn. [2]

Bệnh mạch máu ngoại vi

Chứng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân Đái tháo đường xảy ra sớm và tiến triển với tốc độ nhanh. 

  • Bệnh mạch máu ngoại vi được tìm thấy ở tất cả các cấp độ của cây động mạch. Tuy nhiễn, mảng xơ vữa có xu hướng tích tụ đối với một số vị trí nhất định, cụ thể là tại các chỗ phân đôi và khúc cua trong động mạch, nơi mà áp lực huyết động thấp hoặc xảy ra sự phân tách dòng chảy do phân chia mạch máu. 
  • Ở chi dưới, các vị trí thường gặp xơ vữa là đoạn động mạch chủ và động mạch đùi nông, chi phối động mạch lòng bàn chân.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường 2
Xơ vữa động mạch cũng gây ra biến chứng bàn chân ở người bệnh Đái tháo đường

Vấn đề nhiễm trùng chân 

Nhiễm trùng ở bàn chân bệnh nhân Đái tháo đường là một tình trạng nguy hiểm.  Hậu quả của nhiễm trùng sâu ở bàn chân bệnh nhân tiểu đường là nguy hại hơn những nơi khác chủ yếu là do một số đặc thù giải phẫu.

Bàn chân có nhiều ngăn, các ngăn này thông với nhau và nhiễm trùng có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác. Do tổn thương thần kinh cảm giác nên người bệnh không cảm thấy đau đớn. Chính vì vậy, bệnh nhân tiếp tục di chuyển, tạo điều kiện cho sự lây lan. 

Bàn chân cũng có các mô mềm, không thể chống lại nhiễm. Sự kết hợp của bệnh thần kinh, thiếu máu cục bộ và tăng đường huyết làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh do giảm khả năng đề kháng. [2]

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường 3
Nhiễm trùng ở bàn chân bệnh nhân Đái tháo đường gây ra những vết loét khó lành

3. Lưu ý khi chăm sóc bàn chân Đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường nên được chăm sóc và quản lý bằng nhiều cách đồng thời.

Giảm áp lực vùng loét

Giảm tải và giảm cân được coi là quan trọng đối với quá trình chữa bệnh. Việc giảm cân sẽ phân phối lại lực từ các vị trí loét và các điểm có nguy cơ bị áp lực, đến một khu vực tiếp xúc rộng hơn. 

Có nhiều phương pháp giảm áp lực, bao gồm bó bột toàn bộ tiếp xúc, đi giày một nửa, khung tập đi có thể tháo rời, xe lăn và nạng. 

Vệ sinh, cắt lọc vết thương

Một vết loét hở ở bàn chân do tiểu đường có thể cần được cắt lọc nếu có mô hoại tử hoặc không lành. Việc loại bỏ vết thương sẽ bao gồm việc loại bỏ mô sẹo xung quanh, làm giảm áp lực tại các vị trí bị chai trên bàn chân. 

Ngoài ra, việc loại bỏ các mô không lành mạnh có thể giúp loại bỏ vi khuẩn cư trú trong vết thương. Nó cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập các mẫu vật để nuôi cấy vi khuẩn để tìm đáp ứng với loại kháng sinh hữu hiệu cho bệnh nhân, cũng như cho phép kiểm tra sự liên quan của các mô sâu trong vết loét. [2]

Dùng thuốc kháng sinh

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường 4
Nhiễm trùng bàn chân có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Tình trạng nhiễm trùng ở bàn chân của người bệnh đái tháo đường đe dọa đến chi và đôi khi đe dọa tính mạng, do đó, phải được điều trị tích cực. 

Nhiễm trùng bề ngoài nên được điều trị bằng thuốc diệt trùng (cồn, oxy già…), uống kháng sinh và băng thường xuyên. 

Tất cả bệnh nhân bị nhiễm trùng sâu nên nhập viện và bắt đầu dùng kháng sinh phổ rộng. Việc lựa chọn kháng sinh ban đầu nên được thực hiện theo kinh nghiệm hoặc cho đến khi nhận được các kết quả về nuôi cấy và kháng sinh đồ.[2]

Phẫu thuật

Phẫu thuật nên được thực hiện khi tình trạng đã diễn tiến nặng. Các phẫu thuật bao gồm các tiểu phẫu nhỏ, loại bỏ tất cả các mô bị tiêu hủy. Cho đến các phẫu thuật lớn hơn, nhằm loại bỏ các gân bị bong ra và xương bị nhiễm trùng.

Phẫu thuật cắt cụt chi có thể là một giải pháp phải thực hiện nếu nhiễm trùng đã lan rộng.[2]

Tuân thủ điều trị Đái tháo đường

Bệnh nhân cần tuân thủ việc điều trị đã được chỉ định.

Khi không thể kiểm soát đường huyết bằng thuốc uống, có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiêm nhiều insulin hoặc truyền insulin liên tục để đạt được sự kiểm soát chuyển hóa.[2]

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường 5
Kiểm tra bàn chân thường xuyên ở những người mắc bệnh Đái tháo đường

Bên cạnh biến chứng bàn chân, người bệnh Đái tháo đường còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác cần được quan tâm. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiều những biến chứng thường gặp thông qua video ngắn sau đây:

5 biến chứng thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường

Bệnh biến chứng bàn chân ở bệnh nhân Đái tháo đường là một biến chứng nguy hiểm có thể gây tàn phế, tử vong ở người bệnh, do đó cần được ưu tiên hàng đầu. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin bổ ích, có thể giúp những người quan tâm vấn đề này hiểu và tuân thủ việc điều trị. 

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm