Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết

Suy thận là bệnh không có triệu chứng rõ rệt cho tới khi đã tiến triển nặng. Tuy nhiên nếu người bệnh có kiến thức để nhận biết các dấu hiệu sớm sẽ là cơ sở cho việc điều trị kịp thời.

Vậy ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh Suy thận? Làm thế nào để nhận biết bệnh lý này? Hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé.

>> Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch

>> Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường

Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết
Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết

1. Suy thận là gì?

Thận là một bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu, thực hiện các chức năng chính như:

  • Lọc các chất độc, chất cặn bã cùng các chất thải có trong máu rồi bài tiết ra bên ngoài qua nước tiểu.
  • Giữ cân bằng các chất khoáng trong cơ thể, đặc biệt là Kali nhằm duy trì các hoạt động diễn ra một cách bình thường.
  • Giữ cân bằng dịch trong cơ thể.
  • Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein có trong thực phẩm mà cơ thể nạp vào hằng ngày như creatinin, ure…
  • Giải phóng các loại hormon cần thiết vào máu như renin nhằm điều hòa huyết áp, erythropoietin để tạo hồng cầu và chuyển hóa vitamin D nhằm hấp thu canxi trong thực phẩm…

Suy thận là tình trạng suy giảm các chức năng của thận khiến cho việc lọc và cân bằng các chất điện giải, cặn bã và nước trong cơ thể không được đảm bảo. Khi quá trình lọc không được như ban đầu, nồng độ của các chất này tăng cao do bị tồn đọng lại trong cơ thể.

Điều này gây ra hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm như tiểu tiện bất thường, cơ thể bị phù nề nhiều vị trí, người mệt mỏi, đau nhức cạnh sườn, buồn nôn, chóng mặt,…[1]

2. Các cấp độ của Suy thận

Có hai dạng suy thận cấp và suy thận mạn. 

Suy thận cấp

Suy thận cấp là một hội chứng được gây ra bởi các nguyên nhân tại thận hoặc ngoài thận làm suy giảm hoặc gây mất chức năng tạm thời của cả hai thận do mức lọc cầu thận bị ngừng hoặc sụt giảm nhanh chóng. Suy thận cấp trong một số trường hợp có khả năng phục hồi nếu giải quyết được nguyên nhân suy thận.

Suy thận cấp không được phân cấp độ mà chỉ phân dựa trên nguyên nhân.

Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết 1
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân có khả năng gây suy thận cấp

Suy thận mạn

Một bệnh nhân được coi là mắc suy thận mạn tính khi gặp một trong hai điều kiện sau (theo KDIGO 2012)

  • Cấu trúc thận bị tổn thương hoặc chức năng thận bị suy giảm kéo dài trên ba tháng không kèm hoặc có kèm giảm mức lọc máu cầu thận (GFR), gồm tổn thương bệnh học thận hoặc những bất thường trong xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc trên chẩn đoán hình ảnh.
  • Mức lọc cầu thận (GFR) dưới 60ml/phút/1,73m2 kéo dài trên ba tháng không kèm hoặc có kèm tổn thương thận.

Trường hợp có ghép thận cũng được xem là một tình trạng suy thận mạn.

Suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn, dựa vào độ lọc cầu thận còn lại, lượng albumin và creatinin trong nước tiểu.[1]

3. Dấu hiệu của người bị bệnh Suy thận

Suy thận là bệnh lý rất khó phát hiện các triệu chứng trong giai đoạn đầu dẫn đến người bệnh chủ quan và bệnh tình có nhiều điều kiện phát triển nặng hơn. Dưới đây là các dấu hiệu suy thận mà bạn cần chú ý phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời: [1]

  • Thay đổi khi đi tiểu: Người bệnh có thể gặp các thay đổi như đi tiểu nhiều vào ban đêm, xuất hiện bọt trong nước tiểu, nước tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu nhạt hoặc tối màu, trong nước tiểu có máu, đi tiểu khó khăn,…
  • Phù: Do chức năng của thận bị suy giảm nên các chất lỏng dư thừa không được loại bỏ mà bị tích tích lại trong cơ thể khiến người bệnh xuất hiện hiện tượng phù ở chân, bàn chân, cổ hoặc mặt,…
Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết 2
Người bệnh suy thân thường hay có hiện tượng phù chân
  • Ngứa: Sự suy giảm chức năng của thận dẫn đến các chất cặn bã không được lọc ra khỏi máu và gây ra tình trạng ngứa cho người bệnh.
  • Cơ thể mệt mỏi: Triệu chứng này xảy ra do thiếu máu bởi suy thận. Khi chức năng thận suy giảm, hormon erythropoietin được tạo ra ít hơn, có thể có ít hồng cầu vận chuyển oxy tới não và các cơ quan khác hơn, dẫn đến não bộ và các cơ của bệnh nhân bị mệt mỏi nhanh chóng.
  • Có mùi amoniac trong hơi thở: Các chất thải bị tích tụ trong máu (hiện tượng ure huyết) khiến thức ăn có mùi vị khác đi và khiến hơi thở của bạn có mùi khai. Nôn và buồn nôn: Dấu hiệu này xảy ra do hiện tượng ure huyết
  • Ớn lạnh, sốt, nhiễm trùng: Suy thận gây ra tình trạng thiếu máu và khiến cơ thể bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy lạnh, sức khỏe kém và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Hoa mắt chóng mặt, không tập trung: Suy thận gây ra thiếu máu lên não, gây hoa mắt chóng mặt, ảnh hưởng đến trí nhớ, kém tập trung.
  • Đau cạnh sườn, đau lưng: Hai quả thận có vị trí nằm trong khoang bụng, sau phúc mạc và đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Khi chức năng thận bị suy giảm cũng có thể gây ra các cơn đau nhói ảnh hưởng tới vùng cạnh sườn, lưng.
Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết 3
Người bệnh Suy thận thường có cảm giác đau cạnh sườn và đau lưng

4. Suy thận có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, bệnh Suy thận thường tiềm ẩn và tiến triển từ từ. Bình thường bạn sẽ không cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể do suy thận. Cho đến khi xảy ra các biến chứng thì bệnh đã không còn ở giai đoạn đầu.

  • Nếu không được giải quyết, điều trị kịp thời, người bị suy thận sẽ bị tăng huyết áp, tràn dịch màng tim, gây ép tim cấp. Tình trạng tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim nhanh chóng, khi không thể chịu đựng được nữa thì ngừng tim dẫn đến tử vong.
  • Bên cạnh đó, Natri và canxi máu thường giảm, canxi máu giảm sẽ dẫn đến nguy cơ tăng kali máu. Toan huyết là vấn đề không thể tránh khỏi do sự tích tụ các acid khi có thiểu niệu – vô niệu, bicarbonat giảm, kiềm dư giảm, độ pH máu giảm, bệnh nhân sẽ bị rối loạn nhịp thở, thở nhanh, bệnh lý càng nặng thêm và dẫn đến tử vong.
  • Tình trạng rối loạn tim mạch trong Suy thận thường xuất hiện khi kali máu tăng cao. Suy tim là một trong những hậu quả của ứ nước, rối loạn điện giải khi bị suy thận (hội chứng Tim – thận). Một số trường hợp có biểu hiện khó thở, buồn nôn, hôn mê, co giật và xuất huyết nhanh chóng, nguy hiểm đến tính mạng một cách nhanh chóng, khó lường.

Nhu vậy, Suy thận là một bệnh lý thường gặp ở người, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. [1]

Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết 4
Hãy đi khám bác sĩ khi có nghi ngờ mắc bệnh thận để được điều trị kịp thời

Hy vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin bổ ích, có thể giúp những người quan tâm vấn đề này hiểu và tuân thủ việc điều trị. Từ đó, bệnh Suy thận sẽ được kiểm soát và người bệnh sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm