Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường)

Thực đơn cho người Đái tháo đường bị suy thận là một trong những nội dung mà người bệnh Đái tháo đường nên quan tâm. Bởi về chế độ ăn cũng góp phần giúp ổn định đường huyết, hạn chế tình trạng suy thận nặng hơn. Đồng thời tránh  được những hậu quả không mong muốn.

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về thực đơn dành cho người suy thận Đái tháo đường qua bài viết sau đây.

>> 7 gợi ý nhắc bạn không quên sử dụng thuốc Đái tháo đường

>> Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết

Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường)
Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người suy thận mắc bệnh Đái tháo đường

Chế độ ăn uống là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) và suy thận. Một kế hoạch ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và giảm lượng chất thải cũng như chất lỏng mà thận phải xử lý. (1), (2), (4)

Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường) 1
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người suy thân Đái tháo đường

Một chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh Đái tháo đường nên bao gồm: trái cây, rau củ, chất béo lành mạnh và thịt nạc. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế sử dụng muối, đường và thực phẩm có nhiều tinh bột như bánh quy, bánh ngọt, bánh kem, bánh mì,… (1), (2), (4)

Lượng calo cá nhân mục tiêu của người bệnh tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động và những loại thuốc mà người bệnh đang dùng. Tuân theo kế hoạch bữa ăn sẽ giúp người bệnh giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu. Điều này cũng sẽ ngăn ngừa tổn thương thận cho người bệnh. (1), (2), (4)

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người suy thận mắc bệnh Đái tháo đường?

2.1. Giảm lượng natri tiêu thụ

Phần lớn natri trong chế độ ăn uống của chúng ta đến từ thực phẩm đóng gói và là kết quả trực tiếp của quá trình chế biến thực phẩm. Ngay cả những thực phẩm không có vị mặn cũng có thể là nguồn cung cấp natri chính. (3)

Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường) 2
Giảm lượng Natri tiêu thụ hàng ngày

Những cách giúp giảm lượng natri tiêu thụ bao gồm:

  • Chọn thực phẩm đóng gói có nhãn “natri thấp”, “giảm natri” hoặc “không thêm muối”.
  • Khi mua đồ ăn chế biến sẵn, hãy chọn những món có ít hơn 600 miligam (mg) natri mỗi bữa ăn.
  • Nên mua thịt gia cầm tươi, cá, thịt lợn và thịt nạc, thay vì các loại thịt đã qua xử lý, ướp muối, hun khói và các loại thịt đã qua chế biến khác.
  • Nên sử dụng các thực phẩm thay thế để thay thế hoặc giảm lượng muối khi nấu ăn. Chẳng hạn như tỏi, nước cam quýt, gia vị không muối hoặc hạt nêm.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ.
  • Hạn chế nước sốt và các sản phẩm “ăn liền”, như gạo có hương liệu và mì ống làm sẵn. (3)

2.2. Hạn chế lượng phốt pho tiêu thụ

Nhu cầu phốt pho của bạn phụ thuộc vào chức năng thận. Nếu bạn bị suy thận do Đái tháo đường, bạn nên hạn chế phốt pho. Tuy nhiên, gần như mọi thực phẩm đều chứa một lượng phốt pho nhất định, vì vậy điều này có thể khó thực hiện. (5)

Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường) 3
Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh giúp giảm lượng phốt pho tiêu thụ

Những cách để hạn chế phốt pho trong chế độ ăn uống có thể kể đến như:

  • Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đóng gói.
  • Phô mai đã qua chế biến.
  • Thịt tươi hoặc đông lạnh có thêm hương vị hoặc chất lỏng để giữ ẩm.
  • Cola và soda, trà đóng chai, nước tăng lực, bia và rượu. (5)

2.3. Hạn chế thực phẩm giàu kali

Một số thực phẩm giàu kali mà người bệnh suy thận Đái tháo đường nên hạn chế bao gồm:

  • Trái cây giàu kali: Mơ, chuối, dưa lưới, hoa quả sấy khô, kiwi, xoài, đu đủ, cam, mận, nho khô,…
  • Rau củ giàu kali: Bơ, bắp cải, củ cải, bí đỏ, đậu bắp, su hào, rau bina, cà chua,…
  • Những thực phẩm giàu kali khác: Sô cô la, dừa, khoai tây chiên, bơ đậu phộng, đậu hũ, sữa chua,… (6)
Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường) 4
Kali có nhiều trong bơ, chuối, các loại hoa quả sấy khô,…

3. Gợi ý thực đơn cho người Đái tháo đường bị suy thận

Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho người Đái tháo đường bị suy thận. Tùy theo sở thích của mình, người bệnh có thể kết hợp để chế biến thành các bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối hàng ngày:

  • Rau: súp lơ, hành tây, cà tím, củ cải. Có thể nấu canh để ăn trong những bữa ăn chính.
  • Protein: thịt nạc (gia cầm, cá), trứng, hải sản không ướp muối. Bạn có thể luộc, chiên, hấp, kho lạc.
  • Carbohydrate: bánh mì trắng, bánh mì tròn, bánh mì sandwich, bánh quy giòn không muối, mì ống. Có thể ăn sáng hoặc ăn kèm vào bữa trưa và bữa tối.
  • Trái cây tráng miệng: quả mọng, nho, anh đào, táo, mận.
  • Đồ uống: nước lọc, trà không đường. Đảm bảo lượng nước từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. (4)
Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường) 5
Hãy xây dựng thực đơn ngay từ bây giờ để ổn định đường huyết và tình trạng Thận

Nên và không nên ăn gì là câu hỏi hết sức phổ biến của những người mắc bệnh Đái thao đường. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu thông qua video ngắn sau đây:

Người bệnh Đái tháo đường nên và không nên ăn gì?

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc một số cách ăn uống dành cho người suy thận do Đái tháo đường. Từ đó giúp ổn định đường huyết, ổn định tình trạng thận để duy trì sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

1. DaVita Inc, “Diet Tips for Diabetics with Kidney Disease”

2. American Kidney Fund, “Eating Healthy with Diabetes and Kidney Disease”

3. U.S. Department of Health & Human Services, “How to Reduce Sodium”

4. U.S. Department of Health & Human Services, “Diabetes and Kidney Disease: What to Eat?”

5. Mayo Clinic, “Low-phosphorus diet: Helpful for kidney disease?”

6. WebMD Staff, “Low-Potassium Diet: What to Know”

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm