Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường
Nhồi máu cơ tim cấp vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu thế giới. Trong khi đó, diễn biến lâm sàng của nhồi máu cơ tim thường phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao ở nhóm bệnh nhân Đái tháo đường.
Vậy bệnh nhân Đái tháo đường cần làm gì để nhận biết nguy cơ nhồi máu cơ tim? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên giải đáp thắc mắc này và xây dựng chiến lược điều trị hiệu quả hơn trong phân nhóm nguy cơ cao này.
>> Các giai đoạn Suy thận và những điều bạn cần biết
>> Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân Đái Tháo Đường
1. Tổng quan về tình trạng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường
Bệnh nhân Đái tháo đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 4 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh. [8] Trong một nghiên cứu trên ttext-justifyoàn thế giới cho thấy: 32.2% bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch và có đến gần nửa số ca tử vong trong thời gian nghiên cứu. [10]
Khi mắc bệnh Đái tháo đường ở tuổi 40, tuổi thọ nam giới giảm trung bình 5.8 năm và tuổi thọ nữ giới giảm trung bình 6.8 năm. Ở tuổi 60, nếu bệnh nhân mắc 2 trong 3 bệnh: Đái tháo đường , Nhồi máu cơ tim hoặc Đột quỵ sẽ làm giảm tuổi thọ 12 năm và nếu đồng mắc 3 bệnh sẽ giảm 15 năm. [9]
Những nghiên cứu này đều cho thấy tầm quan trọng của việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh Đái tháo đường ngay từ ban đầu để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, gây tử vong.
2. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường?
Để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch, chúng ta phải tiếp cận kiểm soát đa yếu tố: [1] [2]
- Hoạt động thể lực: ít nhất 150 phút/tuần, phối hợp aerobic và kháng lực mạnh tùy theo từng bệnh nhân.
- Giảm lượng calories ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 mắc bệnh béo phì.
- Không hút thuốc lá: hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ độc lập tử vong sớm, biến cố bệnh tim mạch do xơ vữa và gia tăng bệnh Đái tháo đường nên tránh, kể cả hút thuốc thụ động (ngồi gần những người hút thuốc).
- Điều trị chống ngưng tập tiểu cầu cho bệnh nhân nguy cơ cao và rất cao.
- Statin tùy theo nguy cơ bệnh nhân: chúng ta có một chiến lược cụ thể và đạt HbA1c mục tiêu.
- Cá thể hóa huyết áp: huyết áp nên ở mức: tâm thu 130 mmHg cho hầu hết bệnh nhân Đái tháo đường, nếu dung nạp dưới 130, nhưng không nên < 120 mmHg; đối với người trên 65 có thể 130-139 mmHg. Huyết áp tâm trương dưới 80, nhưng không nên <70 mmHg. Bệnh nhân nên đo huyết áp tại nhà mỗi ngày để theo dõi huyết áp.
- Sàng lọc nguy cơ tim mạch: ít nhất 01 lần/năm.
- Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp: làm giảm nguy cơ biến chứng vi mạch (bệnh thần kinh, bệnh thận, bệnh võng mạc) [5]
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Dùng thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường và tim mạch theo chỉ định của bác sĩ
Tóm lại, bệnh Đái tháo đường làm tăng hình thành mảng xơ vữa động mạch và tạo huyết khối, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nhận biết bệnh Đái tháo đường ở giai đoạn sớm có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Nguồn tham khảo:
- 2019 ACC/AHA Guideline on the Primary Prevention of Cardiovascular Disease. JACC Vol. 74, No.10, 2019 September 10 , 2019 : e177 – 232.
- 2019 ESC Guidelines on diabetes, pre-diabetes, and cardiovascular diseases developed in collaboration with the EASD. European Heart Journal (2020) 41, 255323 ESC GUIDELINES doi:10.1093/eurheartj/ehz486
- Auni Juutilainen MD, Seppo Lehto MD, Tapani Rönnemaa MD, Kalevi Pyörälä MD and Markku Laakso MD. Type 2 Diabetes as a “Coronary Heart Disease Equivalent”. Diabetes Care 2005 Dec; 28(12): 2901-2907.
- Gregg EW, Zhuo X, Cheng YJ, et al. Trends in lifetime risk and years of life lost due to diabetes in the USA, 1985-2011: a modelling study. Lancet Diabetes Endocrinol. 2014 Nov;2(11):867-74.
- Theo Best practice
- Richard W. Nesto and Stuart Zarich. Acute Myocardial Infarction in Diabetes Mellitus. Circulation. 1998;97:12–15; 13 Jan 1998.
- RICHARDM. JACOBY, MD, RICHARDw. Nesto, MD, FACC. Acute Myocardial Infarction in the Diabetic Patient: Pathophysiology, Clinical Course and Prognosis. J Am CON Card&d 1992;20:736-44 (DM.MI r)
- Sridharan Raghavan, MD, PhD; Jason L. Vassy, MD, MPH, SM; Yuk-Lam Ho, MPH; Rebecca J. Song, MPH; David R. Gagnon, MD, PhD; Kelly Cho, PhD, MPH; Peter W. F. Wilson, MD; Lawrence S. Phillips, MD. Diabetes Mellitus–Related All-Cause and Cardiovascular Mortality in a National Cohort of Adults. J Am Heart Assoc. 2019;8:e011295. DOI:10.1161/JAHA.118.011295.
- The Emerging Risk Factors Collaboration . Association of Cardiometabolic Multimorbidity With Mortality. JAMA. 2015;314(1):52-60. doi:10.1001/jama.2015.7008 Corrected on August 13, 2015.
- Thomas R. Einarson, Annabel Acs, Craig Ludwig and Ulrik H. Panton. Prevalence of cardiovascular disease in type 2 diabetes: a systematic literature review of scientifc evidence from across the world in 2007–2017. Cardiovasc Diabetol (2018) 17:83.