Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày là vô cùng quan trọng, người có biến chứng tim mạch càng phải đặc biệt chú ý quan tâm. Chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh của bệnh nhân. 

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch thông qua bài viết sau đây nhé.

>> Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Gợi ý thực đơn cho người suy thận Đái tháo đường (Tiểu đường)

Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch
Chế độ ăn cho người Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch

1. Nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn cho người Đái tháo đường có bệnh tim mạch

  • Người bệnh cần chọn chế độ ăn uống hợp lý theo phong tục tập quán địa phương, sở thích cá nhân mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết tốt và đạt cân nặng lý tưởng.
  • Hạn chế ăn các thức ăn làm tăng rối loạn mỡ máu gây xơ vữa động mạch. Đó là các thức ăn chứa nhiều cholesterol, mỡ bão hòa và mỡ chiên (mỡ trans).
  • Lựa chọn chế độ ăn không làm tăng huyết áp hoặc làm suy tim nặng lên.
  • Phân bố thành phần dinh dưỡng:

Bột đường: 50-60 %

Đạm: 15-20 %

Dầu mỡ: 25-30 %

Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch 1
Chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường mắc bệnh tim mạch cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

2. Những điều nên làm và nên tránh trong chế độ ăn cho người Đái tháo đường có bệnh tim mạch

2.1 Những điều nên làm

  • Ăn đúng giờ, ăn điều độ , vừa đủ no, ăn chậm, nhai kỹ.
  • Ăn 3 bữa chính, chia đều, hạn chế bữa phụ nếu không cần thiết.
  • Bữa ăn hỗn hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm.
  • Giảm bớt chất bột đường, muối,chất béo, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh,…

2.2 Những điều không nên làm

  • Ăn theo sở thích rồi uống thuốc, chích thuốc điều trị.
  • Bỏ bữa và ăn bù vào bữa sau.
  • Kiêng hoàn toàn chất tinh bột đường.
  • Kiêng hoàn toàn trái cây.
  • Ăn đồ hầm nhừ, xay nhuyễn, nấu ở nhiệt độ cao.
Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch 2
Người bệnh hạn chế ăn đồ hầm nhừ và nấu ở nhiệt độ cao

3. Chế độ ăn cho người Đái tháo đường có bệnh tim mạch

Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường có bệnh tim mạch cần tập trung vào một số vấn đề sau

  • Nước: uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, riêng bệnh nhân có suy tim nặng nên hạn chế nước dưới 1 lít/ ngày.
  • Vitamin và khoáng chất: không cần bổ sung nếu chế độ ăn uống cân đối.
  • Bia, rượu: người bệnh nên hạn chế uống bia rượu hàng ngày. Đặc biệt, bệnh nhân suy tim nặng cấm uống bia rượu.
  • Muối: Ăn nhiều muối dẫn đến tăng giữ nước trong cơ thể và trong máu, hậu quả gây tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Bạn nên hạn chế dưới 6g muối mỗi ngày. Đồng thời hạc chế cac loại thực phẩm chứa nhiều muối như đồ chế biến sẵn, ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, dưa muối,  cá hoặc thịt khô, mắm…
Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch 3
Hạn chế muối trong các bữa ăn và tránh lạm dụng thức ăn nhanh chế biến sẵn
  • Bột đường: liên quan chính và ảnh hưởng đến đường huyết nhiều nhất. Có trong rất nhiều loại thực phẩm: cơm, xôi, bánh, bún, phở, mì, nui, hủ tiếu, các loại khoai, bắp; sữa và trái cây; các loại đường, mật, nước ngọt, siro, mứt, bánh kẹo, chè …Bạn có thể thay cơm trắng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Đạm: Trung bình một người nặng 50-60kg cần 50-60 g đạm
  • Dầu mỡ:Mỡ trans và mỡ bão hòa được sinh ra trong quá trình chế biến bơ thực vật từ dầu thực vật. Ngoài việc hạn chế mỡ nguồn gốc động vật như nói ở trên, người bệnh cần ăn các loại dầu thực vật, chúng chứa chủ yếu các acid béo không no, cần thiết cho cơ thể và hạn chế gây xơ vữa động mạch. Nhu cầu thường ngày vào khoảng 25-35 %.
  • Chất xơ: Các thức ăn chứa nhiều chất xơ cũng có tác dụng giảm rối loạn mỡ máu, từ đó giảm nguy cơ về tim mạch. Chúng có vai trò làm chậm hấp thu đường, giảm hấp thu chất béo, dễ đi đại tiện và cũng làm giảm nguy cơ ung thư ruột. Vì vậy cần ăn đủ lượng rau xanh tối thiểu 300g/ngày, trái cây tối thiểu 200g.
Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch 4
Tăng cường rau xanh trong bửa ăn hằng ngày đem lại lợi ích sức khỏe rất lớn

Đái tháo đường kèm bệnh tim mạch là những bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn lành mạnh. Nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh Đái tháo đường thường còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đi kèm như là thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp.

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin bổ ích để bạn có thể tự mình xây dựng một thực đơn dành riêng cho người Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch.

Nguồn tham khảo:

  1. Khuyến cáo Chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường 2020 của Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam
  2. Dietary and Policy Priorities for Cardiovascular Disease, Diabetes, and Obesity: A Comprehensive Review:
  3. Diet and coronary heart disease in diabetes: 8
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm