7 gợi ý nhắc bạn không quên sử dụng thuốc Đái tháo đường
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là việc mà người mắc bệnh Tiểu đường phải nhớ và thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân hay quên uống thuốc khiến cho việc kiểm soát đường huyết không được tối ưu. Từ đó, có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tham khảo bài viết sau đây để biết được 7 gợi ý giúp người bệnh không quên sử dụng thuốc Đái tháo đường hàng ngày.
>> Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch
>> Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường
1. Chia sẵn thuốc Đái tháo đường
Khi mua thuốc ở nhà thuốc hoặc nhận thuốc từ bệnh viện về, các loại thuốc thường được để chung với nhau và rất lung tung. (1)
Chính vì vậy, để việc điều trị phát huy được tác dụng tối ưu, người bệnh nên chia sẵn thuốc mỗi ngày. Việc chia thuốc nên tuân thủ theo toa của bác sĩ. Chẳng hạn như thuốc nào phải uống buổi sáng, thuốc uống buổi chiều, thuốc uống trước khi đi ngủ. (1)
Hộp chia thuốc với từng ngăn riêng biệt là công cụ rất hiệu quả để giúp bạn chia sẵn thuốc điều trị Đái tháo đường hàng ngày. Khay chia thuốc hiện có bán rộng rãi tại các cửa hàng dụng cụ y khoa. Như vậy, bạn sẽ không còn phải lo lắng việc quên uống thuốc, uống thuốc nhầm thời điểm hoặc uống quá liều/thiếu liều. (1)
2. Đặt báo thức ghi nhớ
Một trong những biện pháp hiệu quả giúp người bệnh uống thuốc Đái tháo đường (tiểu đường) đều đặn đó là đặt báo thức ghi nhớ. Tương tự như báo thức buổi sáng, bạn hãy đặt báo thức ghi nhớ cho từng thời điểm uống thuốc trong ngày. (2)
Khi đặt báo thức, người bệnh sẽ hạn chế được tình trạng bận rộn làm việc mà quên uống thuốc điều trị Đái tháo đường. Tốt hơn hết, bạn nên đặt thuốc gần đồng hồ báo thức, như vậy sẽ tiện lợi hơn cho bạn trong việc ghi nhớ và uống thuốc hàng ngày. (2)
Ngoài đồng hồ báo thức, bạn có thể cài nhắc nhở bằng điện thoại của mình. Hiện nay có rất nhiều phần mềm được phát triển để hỗ trợ bệnh nhân uống thuốc đúng giờ. Cài đặt nhắc nhở bằng phần mềm điện thoại có nhiều ưu điểm sau đây:
- Giúp cài đặt chính xác giờ, phút uống thuốc hàng ngày.
- Có chế độ cài nhắc nhở 1 lần hay tất cả các ngày trong tuần.
- Có thể cài đặt nhắc nhở nhiều thời điểm uống thuốc trong 1 ngày. (2)
3. Ghi giấy nhớ uống thuốc Đái tháo đường (Tiểu đường)
Viết giấy ghi nhớ có thể giúp bạn ghi nhớ việc uống thuốc một cách đơn giản mà hiệu quả. Bạn có thể ghi vài chữ và dán miếng giấy ghi nhớ này tại vị trí nào bạn thường hay lui tới để tự nhắc nhở mình uống thuốc Đái tháo đường hàng ngày. Góc học tập, làm việc, nhà bếp,… là những địa điểm tối ưu dán giấy ghi nhớ cho bạn. (3)
4. Ghi cụ thể vào từng vỉ thuốc
Thuốc điều trị Đái tháo đường (tiểu đường) mua ngoài nhà thuốc hoặc nhận từ bệnh viện thường được trộn lẫn với nhau. Đôi khi, nhân viên giao thuốc không ghi cụ thể thời điểm uống thuốc, cách uống thuốc lên từng vỉ thuốc. Vì vậy, người bệnh rất dễ nhầm lẫn và dễ quên. (3)
Do đó, người bệnh nên nhờ người thân hoặc tự mình viết vào từng vỉ thuốc. Bạn nên ghi càng cụ thể càng tốt vì sẽ giúp cho bạn uống thuốc đúng loại, đúng liều và đúng thời điểm. Một số thông tin cần ghi lại như:
- Sáng uống 1 viên, tối uống 1 viên.
- Uống sau khi ăn.
- Uống với nhiều nước.
- Thuốc uống trước khi đi ngủ,… (3)
5. Nhờ người thân nhắc nhở việc uống thuốc
Việc nhờ người thân nhắc nhở uống thuốc cũng là một phương pháp hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên nhờ những người có trí nhớ tốt, ít bận bịu với công việc hàng ngày, có nhiều thời gian ở cùng mình trong ngày. (1), (2), (3)
Tối ưu nhất và hiệu quả nhất để ghi nhớ việc sử dụng thuốc điều trị Đái tháo đường hàng ngày là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những mẹo bổ ich để tránh quên việc sử dụng thuốc Đái tháo đường hàng ngày.
Từ đó, người bệnh Đái tháo đường sẽ kiểm soát tốt đường huyết và hạn chế được nhiều biến chứng có thể xảy ra do việc uống thuốc không đều đặn. (1), (2), (3)
Nguồn tham khảo
1.Everyday Health, “10 Tips to Help You Take Your Diabetes Medications on Time”
2.Diabetes forecast,, “5 Tricks for Remembering to Take Your Meds”
3. Dibetes self-management, “Managing Your Medicines”