Glucose Huyết và các chỉ số xét nghiệm cần chú ý ở người Đái Tháo Đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi sự gia tăng glucose máu mạn tính gây tổn thương, rối loạn nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Vì vậy việc kiểm soát glucose máu tốt sẽ giúp giảm các biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh đái tháo đường. Mục tiêu điều trị glucose máu sẽ tùy thuộc từng cá nhân dựa trên:

  • Độ tuổi
  • Các bệnh phối hợp
  • Thời gian mắc bệnh
  • Bệnh tim mạch
  • Biến chứng mạch máu nhỏ
  • Nguy cơ hạ đường huyết ở người bệnh

Thông thường mục tiêu glucose máu lúc đói từ 4,4 – 7,2 mmol/l, và glucose máu sau ăn (1 – 2 giờ) < 10mmol/l. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để biết được chính xác mục tiêu glucose máu của mình, từ đó có kế hoặc theo dõi và điều chỉnh glucose máu cho phù hợp.

Glucose Huyết và các chỉ số xét nghiệm cần chú ý ở người Đái Tháo Đường

>> Mối liên hệ giữa bệnh Đái tháo đường và bệnh Alzheimer

>> 4 Chỉ Số Xét Nghiệm Để Chẩn Đoán Theo Dõi Bệnh Đái Tháo Đường

Các chỉ số xét nghiệm cần chú ý ở bệnh nhân đái tháo đường

1. HbA1C

Đây là một trong những chỉ số xét nghiệm quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường, thường được chỉ định xét nghiệm 2 – 3 tháng/lần. Chỉ số này phản ánh nồng độ glucose máu trung bình trong vòng 2 – 3 tháng trước đó của người bệnh, từ đó giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh gây ra.

Cũng như glucose máu, mục tiêu HbA1C phụ thuộc vào từng cá nhân người bệnh. Thông thường mục tiêu HbA1C < 7%, nhưng cũng có trường hợp người bệnh cần giữ HbA1C 6,5% (người bệnh trẻ tuổi, người mới chẩn đoán đái tháo đường, chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh kèm theo…). Hay cũng có người bệnh chỉ cần ở mức < 7,5% (người lớn tuổi, có biến chứng mạn tính, có nhiều bệnh đi kèm).

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị để nhận biết được mục tiêu HbA1C phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Glucose Huyết và các chỉ số xét nghiệm cần chú ý ở người Đái Tháo Đường 1

2. Microalbumin niệu

Đái tháo đường có thể gây biến chứng thận, do đó xét nghiệm này giúp phát hiện sớm bệnh lý thận để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn, với bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên làm xét nghiệm này lần đầu vào thời điểm chẩn đoán bệnh, sau đó được kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.

3. Creatinine

Xét nghiệm creatinine là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá, phát hiện bệnh lý thận, thường xét nghiệm khi thăm khám lần đầu và theo dõi hàng năm, với trường hợp đã chẩn đoán suy thận nên làm xét nghiệm theo dõi hàng tháng khi tái khám.

4. Mỡ máu

Bao gồm cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglyceride giúp đánh giá các nguy cơ về bệnh tim mạch, thường được thực hiện mỗi lần tái khám.

5. Chức năng gan

Giúp đánh giá lựa chọn thuốc điều trị phù hợp, một số thuốc đái tháo đường có thể gây tăng men gan, có thể không được dùng ở người suy gan, viêm gan cấp. Một số trường hợp tăng men gan do các bệnh về gan như viêm gan (A, B, C), viêm gan rượu, thường phải điều trị bằng insulin.

6. Điện tâm đồ

Xét nghiệm này thường được thực hiện mỗi 6 tháng hoặc một năm vì đái tháo đường làm tăng nguy cơ hội chứng mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ.

Glucose Huyết và các chỉ số xét nghiệm cần chú ý ở người Đái Tháo Đường 3

7. Khám mắt

Bệnh lý võng mạc mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở bệnh nhân đái tháo đường, do vậy nên soi hoặc chụp đáy mắt hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời biến chứng mắt.

Người bệnh đái tháo đường hãy dùng thuốc đều đặn và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Đồng thời theo dõi các chỉ số xét nghiệm cần thiết để phòng ngừa và điều trị các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.

Nguồn tham khảo

1.  2018 American Diabetes Association Standards of Care.

2.  Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa, Bộ Y Tế 2014

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các loại rau và trái cây người bệnh đái tháo đường nên hạn chế
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường: hạn chế tinh bột (cơm, bún, phở,…), thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường nguồn acid béo không bão hòa (cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng,…), rau xanh nhiều chất xơ (rauorange
Xem thêm
Đái tháo đường nên ăn rau gì?
“Người bệnh đái tháo đường nên ăn rau gì?” là câu hỏi mà hầu hết người bệnh đều thắc mắc, với gần 7 triệu người Việt Nam đang bị bệnh đái tháo đường (số liệu điều tra năm 2020). Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổiorange
Xem thêm
Tiền đái tháo đường bao lâu sẽ thành đái tháo đường?
     Tiền đái tháo đường và đái tháo đường là gì? Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucoseorange
Xem thêm