Nguy cơ mắc Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh

Bước qua thời kỳ mãn kinh, phụ nữ sẽ phải gặp một số thay đổi trong  hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể do suy giảm nội tiết tố. Việc kiểm soát đường huyết chính vì vậy cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Việc theo dõi đường huyết thường xuyên  cùng với thói quen tập thể dục và ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mắc Đái tháo đường

>> Cẩm nang cần biết và cần tránh cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

>> 7 lưu ý cho mẹ bầu về Đái tháo đường thai kỳ

Nguy cơ mắc Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh
Nguy cơ mắc Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu nguy cơ mắc Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh ngay sau đây nhé!

1. Tại sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ mắc đái tháo đường?

Sự dao động nồng độ hormone estrogen và progesterone thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu sẽ có xu hướng tăng ở thời điểm từ 1 đến 5 ngày trước, trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. (2)

Giai đoạn tiền mãn kinh có liên quan đến mức độ không ổn định của estrogen và progesterone. Kết quả, bạn có thể phải đối mặt với việc tăng cân trước và trong thời kỳ mãn kinh.

Tăng cân có thể xảy ra do thay đổi nội tiết tố, nhưng cũng có thể do thay đổi khối lượng cơ và lối sống. Việc tăng cân có thể khiến lượng đường trong máu cao hơn nên dễ có nguy cơ mắc Đái tháo đường. (1)

Ngoài ra, những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm có thể khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn. (1)

2. Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh

Triệu chứng Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh thường là Đái tháo đường type 2 với những biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Đi kèm với đó là sự xuất hiện của các dấu hiệu tiền mãn kinh.

Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kể đến như đau ngực, khô âm đạo, ít quan tâm về tình dục, rối loạn đi tiểu, giấc ngủ bị gián đoạn. Tình trạng này ảnh hưởng đến các yếu tố thể chất, cảm xúc và tâm lý.

Phụ nữ tiền mãn kinh mắc bệnh Đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao mắc loãng xương hoặc một số vấn đề khác. Ngoài ra, sự xuất hiện của các cơn bốc hỏa có thể khiến bạn cảm thấy bức bối, nóng nực và đổ mồ hôi. (1) (3)

Giai đoạn tiền mãn kinh có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách thất thường. Ngược lại, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể trở nên tồi tệ hơn do Đái tháo đường.

Ngoài ra, cảm giác thèm ăn và mệt mỏi có thể khiến bạn đi phá vỡ kế hoạch ăn uống và tập thể dục của mình, từ đó khó kiểm soát lượng đường trong máu. (1) 

Nguy cơ mắc Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh 1
Vấn đề cần lưu ý ở thời kỳ Tiền mãn kinh

Một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh giống hoặc dễ bị nhầm lẫn với bệnh Đái tháo đường. Vì vậy, bạn nên đi khám Bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu nghi ngờ.

3. Biện pháp điều trị đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh

3.1 Sử dụng thuốc

Mức độ nghiêm trọng của hội chứng tiền mãn kinh có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ. Nếu bạn mắc bệnh Đái tháo đường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc tiêm insulin để kiểm soát mức đường huyết. Bạn cũng có thể cần tăng liều tạm thời trong thời gian này để giúp ổn định đường huyết. (1)

3.2 Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Đây là bước quan trọng giúp điều chỉnh kế hoạch điều trị bệnh Đái tháo đường. (1)

Nguy cơ mắc Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh 2
Theo dõi đường huyết định kỳ

3.3 Tạo lối sống lành mạnh

  • Cố gắng thiết lập một thói quen hoạt động thể chất thường xuyên. 
  • Chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe và hạn chế thức ăn mặn hoặc nhiều đường, caffein và rượu, những thứ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. 
  • Ngủ đủ giấc (ít nhất 8 giờ mỗi đêm).
  • Tìm cách giải quyết các vấn đề gây căng thẳng như tập thể dục, viết nhật ký, yoga, thiền hoặc mát-xa.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng như axit folic, vitamin E, vitamin B6, magie và canxi có thể giúp làm giảm các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh.(1)

3.4 Theo dõi sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khoẻ xuất hiện ở giai đoạn này, chẳng hạn như bệnh tim mạch, loãng xương, rối loạn đi tiểu và những thay đổi trong vấn đề tình dục. (1)

Ngoài nguyên nhân liên quan đến giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường cao hơn bình thường nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng được đề tỏng video ngắn sau đây:

Bạn có phải tuýp người dễ mắc đái tháo đường tuýp 2?

Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm những thông tin quan trọng liên quan đến Đái tháo đường ở phụ nữ tiền mãn kinh. Hãy bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống và lối sống ngay từ bây giờ. Đó sẽ là cơ hội tốt nhất để ngăn ngừa bệnh Đái tháo đường đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm sau này..

Nguồn tham khảo:

1. Diabetes Self-Management, “Menopause”

2.Diabetesnet.com, “Women and Diabetes”

3. Cheryl Alkon, “Navigating Menopause and Perimenopause with Diabetes”

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các loại rau và trái cây người bệnh đái tháo đường nên hạn chế
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường: hạn chế tinh bột (cơm, bún, phở,…), thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường nguồn acid béo không bão hòa (cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng,…), rau xanh nhiều chất xơ (rauorange
Xem thêm
Đái tháo đường nên ăn rau gì?
“Người bệnh đái tháo đường nên ăn rau gì?” là câu hỏi mà hầu hết người bệnh đều thắc mắc, với gần 7 triệu người Việt Nam đang bị bệnh đái tháo đường (số liệu điều tra năm 2020). Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổiorange
Xem thêm
Tiền đái tháo đường bao lâu sẽ thành đái tháo đường?
     Tiền đái tháo đường và đái tháo đường là gì? Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucoseorange
Xem thêm