4 cách ổn định đường huyết hiệu quả tức thì ở bệnh nhân Đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh chuyển hóa đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê cứ 11 người có 1 người bị đái tháo đường. Tăng glucose máu mạn tính trong Đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

>> Các chỉ số đường huyết mà người bệnh Đái tháo đường cần quan tâm

>> Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh Thận cần lưu ý gì?

Lượng đường trong máu quá cao cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm toan ceton (Đái tháo đường type 1) hoặc hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu (Đái tháo đường type 2).

Tuy nhiên khi điều trị để lượng đường trong máu quá thấp có thể dẫn đến tình trạng hôn mê hạ đường huyết. Các tình trạng này cần cấp cứu y tế và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

4 cách ổn định đường huyết hiệu quả tức thì ở bệnh nhân Đái tháo đường
4 cách ổn định đường huyết hiệu quả tức thì ở bệnh nhân Đái tháo đường

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Để duy trì lượng đường trong máu ổn định, bạn nên lập kế hoạch cho bữa ăn của mình. Thực phẩm như carbohydrate và đường đã qua chế biến, phân hủy thành glucose để làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn rau xanh và thực phẩm có nguồn gốc protein. Đồng thời theo dõi số lượng carbohydrate ăn vào hàng ngày. 

Tốt nhất bạn nên có sự tư vấn của chuyên gia về dinh dưỡng. Hãy hạn chế đồ uống có đường, hạn chế carbohydrate và calo từ bánh quy và khoai tây chiên. Đồng thời nên ăn nhiều lá xanh, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây.

2. Tuân thủ điều trị của bác sĩ 

Điều này được chia thành 2 phần bao gồm: sử dụng Insulin thường xuyên và uống thuốc đúng giờ.

+ Đối với bệnh nhân có chỉ định sử dụng insulin

Insulin là loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu do tuyến tụy sản xuất. Những người mắc bệnh Đái tháo đường type 1 thì do tụy không sản xuất được insulin nên bắt buộc phải dùng insulin. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 cần insulin khi không kiểm soát được lượng đường trong máu bằng thuốc viên và lối sống.

Trên thị trường, insulin có dạng tiêm với 2 hình thức:

Tiêm insulin

Bệnh nhân sử dụng lọ insulin với bơm tiêm insulin riêng biệt hoặc bút tiêm insulin. Lọ Insulin có loại 400ui/10ml hoặc 1000ui/ml thì sẽ phải dùng bơm tiêm insulin thích hợp  loại 0.3ml , 0,5ml hoặc 1 ml để rút insulin từ lọ.

Còn trường hợp sử dụng bút tiêm insulin 300ui/3ml thì insulin có sẵn trong bơm nên không phải thực hiện thao tác lấy thuốc. 

Thông thường bạn sẽ được bác sĩ kê đơn tiêm insulin 1 – 4 lần  một ngày, tại nhà tùy thuộc tình trạng của bạn. Đối với insulin loại hấp thụ nhanh hoặc cực nhanh để kiểm soát đường máu sau ăn như:

  • Actrapid (Regular): tiêm trước ăn 15 phút
  • Apidra, Aspast, lispo: tiêm trước ăn 5 phút

Insulin nền để kiểm soát đường máu khi đói và trước bữa ăn như Lantus (Glargin) tiêm 1 thời điểm cố định trong ngày, không liên quan bữa ăn nhưng thường vào 1 thời điểm cố định trong ngày. Ngoài ra còn các dạng kết hợp MIxtard 30/70, NoviMix 25/75…

4 cách ổn định đường huyết hiệu quả tức thì ở bệnh nhân Đái tháo đường 1
Tiêm insulin đúng giờ, đúng liều lượng sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết

Lưu ý: Bạn cần được tư vấn kỹ về cách tiêm, vị trí tiêm, thời gian tiêm insulin. Thông thường Insulin là tiêm dưới da. Nếu lấy sai liều insulin hoặc tiêm sai thì có thể ảnh hưởng đến liều lượng thuốc và sự hấp thu thuốc cũng có thể ảnh hưởng. Điều này có thể khiến cho đường máu của bạn không được kiểm soát tốt.

Bơm insulin

Bạn không cần phải bơm insulin hàng ngày. Insulin có sẵn sẽ được đưa vào cơ thể của bạn liên tục qua  một ống thông đặt dưới da.  Ưu điểm sẽ giúp kiểm soát đường máu tốt hơn và ít nguy cơ hạ đường máu hơn so với cách tiêm insulin truyền thống nhưng chi phí cho điều trị sẽ nhiều hơn.

+ Đối với bệnh nhân dùng thuốc viên hạ đường máu

Nguyên tắc quan trọng chính là cần dùng thuốc đúng giờ và đúng cách. Bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau khi thay đổi lối sống đơn thuần nhưng không kiểm soát được đường máu, sẽ được uống thuốc viên hạ đường máu (trường hợp không có chống chỉ định).

Nhiều bệnh nhân Đái tháo đường phải uống nhiều loại thuốc hạ đường huyết để kiểm soát đường máu. Nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc sai lầm trong cách uống các loại thuốc hạ đường máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và hiệu quả hạ đường huyết của thuốc.

Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường không dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Các thuốc hạ đường huyết thường dùng hiện nay bao gồm:

• Sulfonylureas:  kích thích tụy xuất insulin nhiều hơn.  Các thuốc hay dùng Diamicron MR 30 mg hoặc 60 mg (Gliclazid), Amaryl 1 hoặc 2 mg (Glimepiride) uống  1 lần trong ngày, trước ăn sáng 30 phút. Thuốc này cũng có thể có dạng kết hợp với Metformin như Glucovance.

• Metformin:  Thường có 2 dạng Glucophage dạng thường   uống 2-3 lần/ngày và dạng XR tác dụng 24 giờ uống 1 lần trong ngày. Thuốc uống sau ăn. Có dạng kết hợp GalvusMet (vidagliptin/Metformin), JanuMet (sitagliptin/Meformin), Trajenta Duo( linaglitin/ Metformin), Jardiance Duo…., Glucovance

• Acarbose ( Glucobay 50mg hoặc 100mg): uống ngay trước ăn hoặc khi nhai miếng cơm đầu tiên.

• SGLT2: forxiga 5 hoặc 10mg, Jardiance 12.5 hoặc 25 mg, uống sau ăn.

• Ức chế DDP4: như Januvia 50 hoặc 100mg, Galvas 50mg, Trajenta 5mg, Onglyza 5mg uống trước ăn.

4 cách ổn định đường huyết hiệu quả tức thì ở bệnh nhân Đái tháo đường 2
Nguyên tác quan trọng chính là cần dùng thuốc đúng giờ và đúng cách

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục mang lại lợi ích cho tất cả bệnh nhân Đái tháo đường. Tập luyện có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, tăng độ nhạy cảm insulin và giảm cân qua đó cũng làm giảm kháng insulin và giảm đường máu.

Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Biomedical Research đã chỉ ra rằng, 120 thanh thiếu niên béo phì tập thể dục nhịp điệu kéo dài 2 giờ 2 lần/ngày. Họ đã làm điều này 6 ngày/tuần. Sau 5 tuần thực hiện theo kế hoạch, các nhà nghiên cứu ghi nhận sự sụt giảm mức đường huyết. Báo cáo kết luận giảm 0,84 nmol/L ở nam giới và 1,04 nmol/L ở nữ giới.

Tập thể dục có tác dụng  giảm hormone căng thẳng của cơ thể như cortisol. Việc giảm căng thẳng về thể chất cho cơ thể thông qua tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng tinh thần do đó cũng giảm đường máu. Ngoài ra tập thể dục cũng giúp giải phóng endorphin là chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng.

Tập thể dục cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp bạn có nhiều năng lượng và tự tin hơn. Do đó hãy cố gắng tạo  thói quen tập thể dục hoặc hoạt động mà bạn yêu thích, chẳng hạn như đi bộ, khiêu vũ, leo núi hoặc yoga.

4. Giảm căng thẳng tinh thần

Mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng một số hormon như cortisol và khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn. Do đó giảm căng thẳng cũng có tác dụng tốt trên đường huyết.

Một số phương pháp thư giãn để kiểm soát căng thẳng:

  • Thiền định, Yoga, nên kết hợp với âm nhạc thư giãn
  • Viết nhật ký
  • Đi bộ ngắn hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà bạn đặc biệt yêu thích.
  • Nghe nhạc (Nhạc cụ nhịp độ chậm có thể tạo ra phản ứng thư giãn bằng cách giúp giảm huyết áp và nhịp tim cũng như các hormone căng thẳng)
  • Nuôi thú cưng, tương tác với vật nuôi.
  • Tiếp xúc cơ thể tích cực có thể giúp giải phóng oxytocin và giảm cortisol (Hoạt động như hôn, ôm và quan hệ tình dục đều có thể giúp giảm căng thẳng)

Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn có thể kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng  bằng việc duy trì mức đường máu ổn định thông qua việc tuân thủ điều trị kết hợp với lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn và tập luyện phù hợp.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, ​​chuyên gia dinh dưỡng để  kiểm soát tốt lượng đường trong máu để có thể làm chủ cuộc sống của chính bạn!

Nguồn tham khảo

  1. Wenchao Ma, Department of Physical Education, Xuzhou Institute of Technology University, Xuzhou City, Jiangsu Province, PR China. Impacts of long-term aerobic exercise on the blood sugar, blood fat, and bodyweight of obese adolescents.
    Research Article – Biomedical Research (2017) Advances in Health Science and Biotechnology Application, August 26,2017
  2. William T. Cefalu, Insulin Access and Affordability Working Group: Conclusions and Recommendations, Diabetes Care 2018 Jun; 41(6): 1299-1311.
  3. Bob Luthar, 4 Ways to Successfully Regulate Blood Sugar Levels and Keep Diabetes
  4. Sandra M. Hannum, Use of Portion‐Controlled Entrees Enhances Weight Loss in Women, Wiley Online Library, 06 September 2012
  5. Yun-Ying Hou , A Randomized Controlled Trial to Compare the Effect of Peanuts and Almonds on the Cardio-Metabolic and Inflammatory Parameters in Patients with Type 2 Diabetes Mellitus, Nutrients, 2018 Nov; 10(11): 1565.
  6. Hall-Flavin, D. K. (2014, March 6). Is it true that certain foods worsen anxiety and others have a calming effect? Retrieved from
  7. Exercise for stress and anxiety. (2014, July)
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm