Ăn gạo lứt có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường hay không?

Bệnh Đái tháo đường trong đó chủ yếu là ĐTĐ type 2 đang gia tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội. Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), số người mắc bệnh ĐTĐ năm 2014 là 422 triệu người, và lên đến 642 triệu vào năm 2040. Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất đường bột chính là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

>> 4 cách ổn định đường huyết hiệu quả tức thì ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh Thận cần lưu ý gì?

Ăn gạo lứt có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường hay không?
Ăn gạo lứt có làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không?

Có phải tất cả loại gạo không tốt cho người bệnh tiểu đường?

Gạo là lương thực chính ở các nước Châu Á , với sự tiến bộ của công nghệ chế biến đã loại bỏ phần cám bên ngoài và phần mầm nguyên vẹn của gạo lứt để tạo ra gạo trắng (chủ yếu gồm nội nhũ giàu tinh bột).

Chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI) là thước đo mức độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết được xếp loại thành thấp (≤55), vừa (56 – 69) và cao (≥70). Người bệnh đái tháo đường cần ưu tiên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (dưới 55).

GI trung bình của gạo lứt là 55±5 và của gạo trắng là 64±7. Thực phẩm có GI cao gây ra phản ứng insulin cao hơn và sau đó dẫn đến kháng insulin, bệnh Đái tháo đường tuýp 2 và gây khó khăn việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh Đái tháo đường.

Ăn gạo lứt có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường hay không?
Gạo lứt có nhiều ưu điểm so với gạo trắng

Ưu điểm của gạo lứt so với gạo trắng

Các ưu điểm của gạo lứt bao gồm:

• Hàm lượng chất xơ cao: làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Cảm giác đói đến chậm giúp giảm cảm giác thèm ăn, góp phần giảm cân ở người thừa cân, Đái tháo đường tuýp 2.

• Hàm lượng magie cao: cải thiện tác dụng của insulin giúp đưa đường trong máu vào các tế bào làm giảm nguy cơ bệnh Đái tháo đường tuýp 2 ngay từ giai đoạn đầu.

• Các vitamin nhóm B và các chất kháng oxy hóa: đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể.

• Các chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, inositol hexaphosphate(IP6)…: có tác dụng phòng chống sự kết tập tiểu cầu, giảm cholesterol xấu, giảm triglyceride, tăng HDL cholesterol tốt… Điều này giúp giảm nguy cơ các biến chứng cấp tính về tim mạch cho bệnh nhân Đái tháo đường.

• Hemoglobin ở lớp cùi: đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu ở người bệnh Đái tháo đường.

• Coenzyme Q10: tác động tích cực đối với huyết áp và cholesterol, ổn định nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, tai biến tim mạch.

• Sterol và sterolin: có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa.

Sự kết hợp của các các cơ chế này có thể giải thích tác dụng có lợi của việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt.

Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2?

Nghiên cứu tại Hoa Kỳ khảo sát việc tiêu tiêu thụ gạo trắng và gạo lứt liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường type 2 trên 39.756 nam và 157.463 nữ cho thấy gạo lứt giảm được nguy cơ mắc Đái tháo đường tuýp 2.

Ăn gạo lứt có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường hay không? 2
Nghiên cứu cho thấy gạo lứt làm giảm nguy cơ đái tháo đường type 2

Việc thay thế ⅓ lượng thức ăn tiêu thụ trong 1 ngày, tương đương thay thế 50g gạo trắng bằng gạo lứt sẽ có thể giảm 16% nguy cơ mắc Đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra, khi ăn lúa mì hoặc lúa mạch có nhiều cám sẽ giảm 36% nguy cơ mắc bệnh.

Các lưu ý khi sử dụng gạo lứt:

  • Chỉ được bảo quản thời gian ngắn.
  • Ăn rất cứng, cần phải ngâm trước khi nấu và nấu lâu mới chín.
  • Nhai kĩ ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
  • Chỉ nên sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần.
  • Có tinh bột vậy nên nếu đã ăn gạo lứt trong bữa chính cần giảm tinh bột ở các thức ăn khác.

Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chứ hoàn toàn không có tác dụng chính là chữa bệnh tiểu đường. Vì thế, hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách luôn theo dõi thông tin thực đơn dinh dưỡng tại trang tin Ngày Đầu Tiên nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. American Diabetes Asociation:”Glycemic Index and Diabetes“ 2019 WebMD. LLC.
  2. White rice, Brown rice, and Risk of Type 2 Diabetes in US Men and Women. Arch Intern Med. 2010;170(11):961-969.
  3. Brown Rice vs White Rice: Which is better? 2010 WebMD, LLC
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các loại rau và trái cây người bệnh đái tháo đường nên hạn chế
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường: hạn chế tinh bột (cơm, bún, phở,…), thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường nguồn acid béo không bão hòa (cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng,…), rau xanh nhiều chất xơ (rauorange
Xem thêm
Đái tháo đường nên ăn rau gì?
“Người bệnh đái tháo đường nên ăn rau gì?” là câu hỏi mà hầu hết người bệnh đều thắc mắc, với gần 7 triệu người Việt Nam đang bị bệnh đái tháo đường (số liệu điều tra năm 2020). Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổiorange
Xem thêm
Tiền đái tháo đường bao lâu sẽ thành đái tháo đường?
     Tiền đái tháo đường và đái tháo đường là gì? Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucoseorange
Xem thêm