Sự thật ngạc nhiên về mối liên quan giữa tuyến Tụy và Đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tụy) trong máu. Đây là một loại bệnh thường gặp và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể.

Vậy giữa bệnh lý đái tháo đường và tuyến tụy (nơi tiết ra hormone Insulin) có mối liên quan như thế nào? Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu sau đây nhé!

Tuyến tụy là cơ quan nằm ở ngay sát dưới và bên trái của dạ dày, phía trước của cột sống và đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý Đái tháo đường. Trong cơ thể, tụy tiết ra 2 hormone quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Hormone insulin có vai trò làm giảm mức đường huyết, còn glucagon giúp tăng mức đường huyết. Ở người không bị tiểu đường, insulin và glucagon phối hợp với nhau để giữ cho mức đường huyết cân bằng.

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng đúng với insulin, gây ra sự mất cân bằng giữa tác dụng của insulin và glucagon.

Sự thật ngạc nhiên về mối liên quan giữa tuyến Tụy và Đái tháo đường

>> Rối loạn cương dương ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Béo phì có phải là nguyên nhân gây Đái tháo đường hay không?

1. Phân loại Đái tháo đường

Có tới 3 chủng của bệnh Đái tháo đường bao gồm:

• Bệnh tiểu đường type 1: cơ thể không sản xuất đủ insulin do đó mức đường huyết trở nên quá cao, trừ khi người bệnh tiêm thêm insulin.

• Bệnh tiểu đường type 2: cơ thể không đáp ứng hiệu quả với insulin, điều này cũng sẽ dẫn tới mức đường huyết cao hơn bình thường. Các loại thuốc điều trị tiểu đường loại này bao gồm thuốc giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, thuốc kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn và các loại thuốc khác giúp ức chế giải phóng glucagon.

• Bệnh tiểu đường thai kì: xuất hiện trong thời gian mang thai. Những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ mang bầu khiến cho cơ thể vốn bình thường lại sử dụng insulin không giống như trước, dẫn đến việc tụy không sản sinh đủ Insulin. Chủng bệnh này thường sẽ biến mất sau khi người phụ nữ sinh con, hoặc đình chỉ thai nghén. Tuy nhiên, một số trường hợp phụ nữ mắc Đái tháo đường thai kì sẽ chuyển sang type 2. [3]

Sự thật ngạc nhiên về mối liên quan giữa tuyến Tụy và Đái tháo đường 1

2. Chức năng của tuyến tụy

Để kiểm soát sự chuyển hóa và trao đổi chất, cơ thể có nhiều chuỗi hoạt hóa và các enzyme, hormone từ các cơ quan khác nhau cùng phối hợp. Sự điều tiết lượng đường trong máu là một trong số những chuyển hóa phức tạp đó.

Nhưng điểm đặc biệt của tuyến tụy đó là tiết ra cả 2 hormone quan trọng nhất của 2 quá trình đảo ngược nhau, chính là Insuline gây giảm đường huyết và Glucagon gây tăng đường huyết.

Tế bào tụy sản sinh ra Insulin được đặt tên là các tế bào beta, những tế bào này phân bố trong các cụm tế bào – được gọi tên là “tiểu đảo Langerhans” (tên nhà giải phẫu khám phá ra chúng).

+ Tác động của tuyến tụy với Đái tháo đường type 1

Tiểu đường type 1 là bệnh lý tự miễn do cơ thể không còn sản xuất ra insulin. Hệ thống miễn dịch vốn dĩ bảo vệ cơ thể, sau khi bị nhiễm virus hoặc tác nhân ngoại lai đã nhận nhầm tế bào Beta ở tụy là một tác nhân gây hại và cần phải phá hủy nó.

Từ đó, tụy không sản sinh đủ lượng Insulin cần thiết để kiểm soát sự hạ đường máu và khiến các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện.

Các nghiên cứu cho thấy kể cả nhiều thập kỷ đã trôi qua từ lúc mắc bệnh, cơ thể bị tổn thương vẫn không thể phục hồi số lượng hormone Insulin mà cơ thể cần. Do đó, chúng ta còn gọi Đái tháo đường type 1 là ĐTĐ phụ thuộc Insulin.

Sự thật ngạc nhiên về mối liên quan giữa tuyến Tụy và Đái tháo đường 2

+ Tác động của tuyến tụy với Đái tháo đường type 2

Trong Đái tháo đường type 2, cơ thể sản sinh không đủ Insulin một cách dần dần cùng các vấn đề sức khỏe khác khiến cơ thể dùng Insulin không đúng cách (còn gọi là đề kháng Insulin). Khi số lượng insulin tụy tiết ra không đủ để làm giảm đường máu, các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện.

Do đó, Đái tháo đường type 2 thường phát triển dần dần qua nhiều giai đoạn, trong đó có Tiền đái tháo đường, và mất nhiều năm để tiến triển thành bệnh lý [1]. 50% số người mắc bệnh tiểu đường type 2 không biết đang mắc bệnh do không có triệu chứng.

3. Đối tượng mắc bệnh tùy thuộc vào loại Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường loại 1 thường xảy ra ở trẻ em và những người dưới 30 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không phải do yếu tố lối sống. Nguyên nhân chính xác hiện chưa được nắm rõ nhưng có liên quan đến tính chất miễn dịch.

Bệnh tiểu đường loại 2 (từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành) ảnh hưởng đến 85 – 90% với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường. Chứng bệnh này có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình, thừa cân và không hoạt động thể chất.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở khoảng 5 – 10% phụ nữ mang thai và thường biến mất sau khi sinh em bé. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này. Bệnh thường được quản lý bằng cách theo dõi lượng đường trong máu, xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên.

Sự thật ngạc nhiên về mối liên quan giữa tuyến Tụy và Đái tháo đường 3

4. Cách cải thiện tình trạng Đái tháo đường type 2

Bệnh nhân Đái tháo đường không nhất thiết phải bỏ các đồ ăn ngọt như bánh kem, kẹo… Nên chú trọng hơn vào kiểm soát cân nặng, chế độ ăn hợp lý và lành mạnh hơn. Đồng thời kết hợp với các yếu tố như:

  • Đi ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ đủ giấc rất có ích cho sức khỏe. [6][5] Ngược lại, việc thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc có mối quan hệ tới việc gia tăng sự giảm nhạy cảm của cơ thể đối với Insulin [7]
  • Tập thể dục thể thao
  • Giảm căng thẳng, stress trong cuộc sống
  • Giảm cân, điều chỉnh cân nặng

Nguồn tham khảo:

  1. Starting injectable treatment in adults with Type 2 diabetes – RCN guidance for nurses.
  2. webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-guide/gestational-diabetes
  3. webmd.com/diabetes/diabetes-and-your-pancreas
  4. webmd.com/diabetes/rm-quiz-type-2-diabetes
  5. Pflugers Arch. 2012 Jan; 463(1): 121–137.
    Published online 2011 Nov 10. doi: 10.1007/s00424-011-1044-0 www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3256323/
  6. Sleep Duration as a Risk Factor for Cardiovascular Disease- a Review of the Recent Literature. Curr Cardiol Rev. 2010 Feb; 6(1): 54–61.
    doi: 10.2174/157340310790231635
  7. Effect of sleep deprivation on insulin sensitivity and cortisol concentration in healthy subjects. M González-Ortiz 1, E Martínez-Abundis, B R Balcázar-Muñoz, S Pascoe-González. PMID: 10898125
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm