Bạn có biết: Béo phì làm tăng nguy cơ Đái tháo đường gấp nhiều lần?

Béo phì và bệnh tiểu đường type 2 là những căn bệnh có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ, giảm chất lượng cuộc sống và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.

Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, ở nước ta hiện nay, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Trong khi tỷ lệ Đái tháo đường ở Việt Nam hiện là khoảng 2% dân số.

Béo phì làm tăng nguy cơ Đái tháo đường gấp nhiều lần?

Nguyên nhân nào gây ra béo phì thừa cân?

Nguyên nhân cơ bản của thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo ăn vào và lượng calo tiêu hao.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng sử dụng lượng thức ăn năng lượng cao có nhiều chất béo, giảm hoạt động thể lực, thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và đô thị hóa… là những yếu tố nguy cơ chính đối với thừa cân, béo phì.

Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường loại 2

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường hiện chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng chúng ta có thể xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các type bệnh Đái tháo đường khác nhau. Đối với bệnh tiểu đường type 2, thừa cân hoặc béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ.

Béo phì làm tăng nguy cơ Đái tháo đường gấp nhiều lần? 1

Trên thực tế, béo phì được cho là chiếm 80-85% nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuyp 2. Những nghiên cứu gần đây cho thấy người béo phì và có vòng bụng lớn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 80 lần so với người có chỉ số BMI dưới 22.

Cách nhận biết tình trạng thừa cân

Việc hiểu biết về hai con số sau có thể giúp bạn hiểu được nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Chỉ số khối cơ thể (BMI) và kích thước vòng bụng.

• Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Chỉ số BMI là cách giúp bạn nhận biết đang ở mức cân nặng bình thường, thừa cân hay béo phì. Công thức tính BMI là lấy cân nặng của bạn chia cho bình phương chiều cao (tính theo đơn vị m).

Ví dụ: Bạn nặng 70kg, cao 160cm (=1,6m) thì BMI của bạn là 70 : (1,6 x 1,6).

– Cụ thể được tính như sau: Bạn lấy 70 chia cho 1,6 sau đó lấy kết quả chia tiếp cho 1,6 bằng 27,3 (đơn vị là kg/m2).

Sau đó bạn so kết quả BMI tính được của mình theo bảng sau để xem mức cân nặng của bạn như thế nào:

Phân loạiIDI & WPRO, 2000 BMI (kg/m2)
Nhẹ cân<18,5
Tình trạng dinh dưỡng bình thường18,5-22,9
Thừa cân≥23,0
Tiền béo phì23,0-24,9
Béo phì độ I25,0-29,9
Béo phì độ II≥30,0
Bảng phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước châu Á

Để đo lường nguy cơ và chẩn đoán Đái tháo đường.

>> Kiểm tra nhanh nguy cơ đái tháo đường typ 2

• Kích thước vòng eo

Kích thước vòng eo của bạn tính bằng cm. Việc có quá nhiều mỡ ở vòng eo của bạn có thể làm tăng nguy cơ sức khỏe hơn là có mỡ ở các bộ phận khác của cơ thể.

Phụ nữ có vòng eo trên 80cm và nam giới có vòng eo hơn 90cm có thể có nguy cơ cao mắc phải các bệnh liên quan đến béo phì.

Làm thế nào có thể giúp giảm cân?

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, việc giảm cân sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, giảm cân và hoạt động thể chất nhiều hơn có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề sức khỏe do tiểu đường gây ra. Giảm cân và tập thể dục cũng có thể giúp giảm lượng thuốc tiểu đường bạn dùng.

Béo phì làm tăng nguy cơ Đái tháo đường gấp nhiều lần? 2

Theo Chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ, bạn giảm 5 – 7% trọng lượng cơ thể và tập thể dục cường độ vừa phải (như đi bộ nhanh) trong 150 phút mỗi tuần có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường type 2.

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây Đái tháo đường mà bạn có thể ngăn ngừa. Vì thế, bạn hãy tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách đọc những bài viết của các Bác sĩ trên trang tin Ngày Đầu Tiên nhé!

SERV-1DTD-16-05-2023

Nguồn tham khảo:

  1. 25% DÂN SỐ VIỆT NAM ĐANG BỊ THỪA CÂN BÉO PHÌ (vncdc.gov.vn), Cục Y tế Dự Phòng – Bộ Y tế
  2. Obesity and overweight (who.int), WHO
  3. Diabetes and Obesity
  4. Obesity and Type 2 Diabetes – Obesity Action Coalition
  5. Body Mass Index, Waist Circumference, and the Risk of Type 2 Diabetes Mellitus – PMC (nih.gov)
  6. Diabetes and your waist measurement | Diabetes UK
  7. Health Risks of Overweight & Obesity – NIDDK (nih.gov)
  8. 4. Comprehensive Medical Evaluation and Assessment of Comorbidities: Standards of Care in Diabetes—2023 | Diabetes Care | American Diabetes Association (diabetesjournals.org)
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm