Béo phì có phải là nguyên nhân gây Đái tháo đường hay không?

Béo phì có phải là nguyên nhân gây Đái tháo đường hay không?

>> Rối loạn cương dương ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Sự thật ngạc nhiên về mối liên quan giữa tuyến Tụy và Đái tháo đường

Tỷ lệ thừa cân trên thế giới và Việt Nam đang rất cao

Hơn 70% dân số người trưởng thành bị béo phì hoặc thừa cân ở vài quốc gia trên thế giới. Ngày xưa thừa cân béo phì được coi là đặc trưng của các xã hội giàu có, hiện nay béo phì và thừa cân đang gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, nơi hiện tượng này diễn ra rất nhanh.

Theo ước tính của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), tỷ lệ béo phì trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1980 và sự gia tăng đáng kể đã được quan sát thấy ở tất cả các khu vực. Ngay cả ở châu Phi cận Sahara, số trẻ em thừa cân tăng từ 4 triệu năm 1990 lên 10 triệu năm 2012.

Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa như: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi mật, thậm chí ung thư… đặc biệt là bệnh Đái tháo đường type 2.

Béo phì có phải là nguyên nhân gây Đái tháo đường hay không? 1

Vì sao người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường?

Theo các nghiên cứu người béo phì và thừa cân có nguy cơ đái tháo đường cao gấp 2 lần so với người có cân nặng bình thường. Vì càng nhiều chất béo trong cơ thể, cơ thể càng cần nhiều insulin, mà insulin là hormon duy nhất có tác dụng làm giảm đường huyết.

Đối với những người béo phì, khả năng làm giảm đường huyết của insulin thấp hơn do tình trạng đề kháng, nhất là những người bị béo vùng bụng. Lượng insulin lại không đủ để duy trì đường huyết ở người béo.

Chính vì vậy, tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết.

Béo phì có phải là nguyên nhân gây Đái tháo đường hay không? 3

Do đó, bệnh tiểu đường là kết quả của việc thừa cân hoặc béo phì. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn gây các biến chứng (mù, cắt cụt chi, suy thận …) gây tốn kém, có thể là gánh nặng dài hạn nặng nề đối với sức khỏe và tài chính gia đình.

Nguồn tham khảo:

1. Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế Việt Nam.

2. Nguồn WHO Allocution prononcée à la 47e réunion de l’Académie nationale de médecine des États-Unis d’Amérique Washington, États-Unis d’Amérique, 17 octobre 2016.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm