5 cách chăm sóc sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân Đái tháo đường

Bạn có biết rằng số lượng vi khuẩn sống trong miệng mỗi người hiện có nhiều hơn số người trên trái đất này? Nếu vi khuẩn tạo thành “ngôi nhà” trong nướu răng, bạn có thể mắc bệnh nha chu.

Căn bệnh viêm mãn tính này có thể phá hủy nướu răng, tất cả các mô giữ răng và thậm chí cả xương răng của bạn.

Bệnh nha chu là bệnh nha khoa phổ biến nhất ảnh hưởng đến những người sống chung với bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến gần 22% những người được chẩn đoán mắc bệnh. Đặc biệt khi tuổi tác ngày càng cao, việc kiểm soát lượng đường trong máu kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu.

Trên thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề về nướu cao hơn do kiểm soát lượng đường trong máu kém. Giống như tất cả các bệnh nhiễm trùng, bệnh nướu răng nghiêm trọng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Điều này khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn vì bạn dễ bị nhiễm trùng hơn và ít có khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập nướu răng.

>> Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Biến chứng Tim mạch ở người bệnh Đái tháo đường

5 cách chăm sóc sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân Đái Tháo Đường

1. Hãy kiểm soát tốt đường huyết của bạn!

Bạn hãy luôn theo dõi lượng đường trong máu và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu của bạn. Bạn càng kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn càng ít có nguy cơ bị viêm lợi và các vấn đề răng miệng khác.

Cách kiểm soát tốt đường huyết, bạn càng ít có nguy cơ bị các vấn đề răng miệng

2. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày

Bạn nên đánh răng vào buổi sáng, buổi tối và lý tưởng nhất là sau bữa ăn chính và bữa phụ. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa florua, tránh chà mạnh vì có thể gây kích ứng nướu.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng bàn chải đánh răng điện, đặc biệt nếu bị viêm khớp hoặc các vấn đề khác khiến bạn khó làm sạch răng kỹ. Bạn nên thay bàn chải đánh răng mới ít nhất 3 tháng/ lần.

3. Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày

 Bạn nên dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám giữa răng và dưới đường viền nướu của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn khi lấy chỉ nha khoa qua kẽ răng, hãy sử dụng loại có sáp.

Để biết cách sử dụng chỉ nha khoa, bạn có thể xem video tại đây:

4. Lên lịch thăm khám nha khoa thường xuyên

Nên đến nha sĩ ít nhất 2 lần/năm

Bạn nên đến nha sĩ ít nhất 2 lần/năm để được kiểm tra và làm sạch chuyên nghiệp. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng nha sĩ của bạn biết bạn đang mắc bệnh tiểu đường và có thông tin liên lạc của bác sĩ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bạn hãy tìm và báo cáo các dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng cho nha sĩ bao gồm cả lợi đỏ, sưng và chảy máu. Một số dấu hiệu khác bạn có thể gặp phải như khô miệng, răng lung lay hoặc đau miệng.

5. Từ bỏ thuốc lá

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh nướu răng và cuối cùng là mất răng. Nếu là người nghiện thuốc lá, bạn hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn giúp từ bỏ thuốc lá.

Hy vọng rằng với 5 cách chăm sóc răng miệng ở người bệnh Đái tháo đường trên đây. Ngày Đầu Tiên có thể giúp bạn trang bị thêm những kiến thức bổ ích trên hành trình chống lại bệnh tiểu đường.

Nguồn tham khảo

1. 1998-2020 Mayo Foundation for Medical Education and Research – ADA 2016

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm