Viêm phổi và Đái tháo đường

Hệ thống miễn dịch của cơ thể được ví von như hàng rào bảo vệ mỗi chúng ta trước các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. Các tác nhân đó có nguồn gốc từ môi trường sống xung quanh, xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau.

Bệnh nhân Đái tháo đường, đặc biệt là người bệnh có đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dễ dàng bị suy giảm miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bị suy yếu, các tác nhân gây bệnh sẽ tấn công.

Do đó, khiến người bệnh có khả năng chống chọi, hồi phục thấp hơn so với người bình thường.

Mỗi chúng ta đều biết, phổi là cơ quan quan trọng cung cấp oxy cho cơ thể, cùng với tim và nhiều cơ quan khác giúp con người duy trì sự sống. Đó là lý do vì sao khi phổi bị tổn thương đồng nghĩa với sự sống của chúng ta bị đe dọa.

Nhưng phổi đồng thời cũng là cơ quan dễ bị xâm nhập bởi nhiều tác nhân gây bệnh. Đặc là trên các đối tượng có sức đề kháng kém như:

  • Người cao tuổi
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính (trong đó có Đái tháo đường)

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, người bệnh Đái tháo đường dễ có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm phổi do vi trùng, lao… Một khi mắc phải viêm phổi, người bệnh có khả năng tử vong cao gấp 3 lần. Hơn hết mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với người bình thường.

Điều quan trọng là mỗi bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan. Học cách chung sống cùng đái tháo đường và phải biết cách để bảo vệ lá phổi của chính mình. Bước đầu tiên để có một lá phổi khỏe mạnh là nâng cao cảnh giác với tình trạng viêm phổi.

>> Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Thắc mắc thường gặp về sự lây lan của Đái tháo đường

Viêm phổi và Đái tháo đường

Mối liên quan giữa viêm phổi và Đái tháo đường

Vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất gây viêm phổi. Có nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể xâm nhập vào phổi và gây ra tình trạng viêm phổi. Trong đó, phế cầu là một trong những vi khuẩn phổ biến gây ra viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.

Khi mắc phải viêm phổi, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Ho đàm
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Chán ăn
  • Sốt, lạnh run, vã mồ hôi
  • Đau mỏi toàn thân, mệt mỏi

Viêm phổi là chứng bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh sẽ có nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Đặc biệt trên các bệnh nhân Đái tháo đường vốn đã có sức đề kháng kém.

Đường huyết cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi

Đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm phổi. Ngược lại viêm phổi cũng sẽ góp phần làm tăng đường huyết và khó kiểm soát đường huyết hơn.

Điều này lý giải tại sao viêm phổi trên bệnh nhân Đái tháo đường có mức độ nguy hiểm cao và cần nhiều thời gian, công sức điều trị hơn so với người bình thường.

Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân Đái tháo đường mắc viêm phổi cần nhập viện để được điều trị kháng sinh thích hợp và theo dõi sát sao.

Khi có bất kì một trong các triệu chứng trên, người bệnh Đái tháo đường cần thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý dùng kháng sinh do sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh và làm trì hoãn thời gian điều trị bệnh.

Cách phòng ngừa viêm phổi ở người bệnh Đái tháo đường

Người bệnh Đái tháo đường thường có nguy cơ cao mắc viêm phổi, do khi đã mắc bệnh. Dẫn đến nguy cơ tử vong cũng cao hơn so với người bình thường. Do đó, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người bệnh Đái tháo đường.

Như vậy để phòng ngừa viêm phổi, người bệnh Đái tháo đường cần:

Kiểm soát tốt, duy trì đường huyết trong mục tiêu an toàn

Điều này sẽ giúp làm giảm sự tăng sinh của vi khuẩn, được thực hiện bằng cách:

  • Tuân thủ chế độ điều trị
  • Không tự ý ngưng thuốc
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý
  • Ngưng tiêu thụ các sản phẩm độc hại như rượu, bia, thuốc lá
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm và phế cầu mỗi năm

Tiêm phòng vắc-xin hằng năm để phòng ngừa viêm phổi do Đái tháo đường

Đây là cách phòng ngừa hiệu quả và ít tốn kém, nhưng thường không được quan tâm và bị xem nhẹ trong đại đa số người dân. Hiện nay, ở Việt Nam đã có vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêm ngừa vắc xin làm giảm 70% nguy cơ nhập viện do cúm và viêm phổi. Do đó, Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo bệnh nhân Đái tháo đường nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm và phế cầu hàng năm.

Nguồn tham khảo:

  1. Bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV) – GS.TS Trần Hữu Dàng
  2. Type 2 Diabetes and Pneumonia Outcomes
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm