Hãy cẩn thận với Nhiễm Toan Ceton do bệnh Đái tháo đường

Xã hội ngày càng phát triển, tỉ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính cũng không ngừng gia tăng. Đái tháo đường (tiểu đường) là một trong số các bệnh lý đặc trưng của xã hội hiện đại. Căn bệnh này được mệnh danh là một sát thủ thầm lặng.

Người bệnh thường không tử vong vì Đái tháo đường, mà do các biến chứng căn bệnh gây ra như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi, mù lòa… Một trong các biến chứng nguy hiểm thường gặp nhưng ít người biết và quan tâm đến là nhiễm toan ceton.

Nhiễm toan ceton do Đái tháo đường là tình trạng cấp cứu có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra ở Đái tháo đường tuýp 2 và thậm chí là Đái tháo đường thai kỳ.

>> 5 cách chăm sóc sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân Đái tháo đường

>> Biện pháp phòng ngừa tăng đường huyết trong dịp Tết

Hãy cẩn thận với nhiễn toan ceton do đái tháo đường

Vì sao Đái tháo đường gây nhiễm toan ceton?

Bình thường cơ thể chúng ta sử dụng đường trong máu như nguồn nguyên liệu để tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động sống. Tuy nhiên để cơ thể sử dụng đường cần một chất gọi là insulin.

Nhiễm toan ceton xảy ra khi sự thiếu hụt insulin quá nhiều, dẫn đến việc cơ thể không sử dụng được đường và phải phân hủy mỡ dự trữ để tạo năng lượng.

Khi mỡ được phân giải sẽ tạo nên các chất được gọi là thể ceton, khi lượng ceton trong máu nhiều dẫn đến biến chứng nhiễm toan ceton. Hậu quả làm bệnh nhân mất nước, lơ mơ, hôn mê, suy thận và các cơ quan khác. Trường hợp nặng hơn có thể gây tử vong.

Nhiễm toan ceton xuất hiện khi sự thiếu hụt insulin nặng xảy ta

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm toan ceton

Những nguyên nhân và yếu tố dễ dẫn đến nhiễm toan ceton gồm:

  • Đường huyết kiểm soát không tốt: do không tuân thủ điều trị, tự ý ngưng hoặc sử dụng thuốc không đúng cách. Ví dụ như sử dụng bút tiêm Insulin không đúng cách.
  • Nhiễm trùng: ở các cơ quan như phổi, đường tiểu, tiêu hóa, da…
  • Mắc bệnh nặng cấp tính: như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
  • Tự ý dùng thuốc: Trường hợp này hay gặp ở người Việt Nam do việc tự ý sử dụng. Đặc biệt, các thuốc gia truyền điều trị Đái tháo đường không rõ nguồn gốc.

Triệu chứng nhiễm toan ceton do Đái tháo đường

Các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý nhiễm toan ceton thường gặp bao gồm:

  • Tiểu nhiều
  • Sụt cân
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Hơi thở có mùi trái cây chín
  • Lơ mơ, hôn mê
  • Khát nước và uống nước nhiều

Khi có những triệu chứng trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị!

Tiểu nhiều là một trong những đấu hiệu cảnh báo nhiễm toan ceton do Đái tháo đường

Cách phòng tránh nhiễm toan ceton do Đái tháo đường

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định và đúng cách: không được tự ý ngưng thuốc uống cũng như insulin chích. Nếu không rõ cách dùng nên liên hệ ngay với các trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể.
  • Tránh sử dụng thuốc bừa bãi: tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết: trong những trường hợp có tình trạng bệnh cấp tính như nhiễm trùng…
  • Uống đủ nước: ở những người bệnh sử dụng thuốc điều trị tiểu đường dạng uống và có tình trạng nhiễm trùng, sốt.
  • Không nên tập thể dục quá sức: Đặc biệt khi mức đường huyết cao trên 200 mg/dl (> 11.1mmol/l)
  • Tái khám ngay hoặc liên hệ trung tâm y tế gần nhất: khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm toan ceton và/hoặc có mức đường huyết cao.
Dùng thuốc đúng chỉ định đúng cách để phòng ngừa nhiễm toan ceton bệnh đúng cách

Tóm lại, nhiễm toan ceton là biến chứng thường gặp và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh Đái tháo đường. Bạn hãy phòng tránh bằng cách tuân thủ điều trị, theo dõi đường huyết thường xuyên. Đặc biệt, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để đến khám và được điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo:

  1. Khuyến cáo: Nhiễm toan ceton – PGS.TS Nguyễn Thy Khuê
  2. Diabetic ketoacidosis
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm