Biến chứng Tim mạch thầm lặng của bệnh nhân Đái tháo đường Type 2
Tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường ngày càng gia tăng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Một trong những biến chứng tim mạch nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 là bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim cục bộ và nhồi máu cơ tim).
Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân Đái tháo đường. Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân Đái tháo đường rất nguy hiểm vì giai đoạn đầu thiếu máu cục bộ cơ tim thường diễn ra thầm lặng.
>> Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân Đái tháo đường
>> Người bệnh Đái tháo đường hãy thận trọng với nhiễm trùng đường tiết niệu
Cơn đau tim thầm lặng là gì?
Nhồi máu cơ tim thầm lặng (hay nhồi máu cơ tim im lặng) là một cơn đau tim ở mức độ tối thiểu hoặc không có triệu chứng liên quan. Do không có các triệu chứng cảnh báo, người bệnh có nguy cơ gặp phải biến cố tim mạch lớn mà không hay biết.
Thay vào đó, người bệnh thường lầm tưởng các dấu hiệu như mệt mỏi hoặc khó chịu nhẹ ở ngực là do các bệnh như cảm cúm hoặc khó tiêu.
Cơn đau tim có thể đi kèm với một số triệu chứng rõ ràng như đau và áp lực vùng ngực hoặc đau ở cánh tay, cổ hoặc hàm. Tuy nhiên, trong gần 50% trường hợp đau tim lại không xuất hiện kèm theo các triệu chứng này. Trên thực tế, các triệu chứng xuất hiện có thể nhẹ và không đáng kể đến mức không cảm nhận được nhiều.
Mặc dù không có triệu chứng, các cơn đau tim thầm lặng có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:
- Để lại các mô sẹo
- Làm suy yếu tim
- Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim nghiêm trọng hơn
Vì lý do này, điều quan trọng là bạn cần chú ý đến tất cả các dấu hiệu tiềm ẩn. Những dấu hiệu dường như không đáng kể, đặc biệt là ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2.
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đau tim
Bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng thường khó để bệnh nhân nhận ra mình đang mắc bệnh. Vì bệnh không có triệu chứng điển hình là các cơn đau thắt ngực. Một số dấu hiệu cảnh báo mà bệnh nhân Đái tháo đường type 2 nên chú ý như:
- Khó thở
- Ợ hơi nóng, khó tiêu, buồn đi cầu nhưng không đi được
- Buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ
- Cơ thể đột nhiên yếu đi, mệt mỏi, uể oải, kiệt sức
- Có cảm giác khó chịu ở ngực, như có vật đè ép trong vài phút. Chúng có thể biến mất hoàn toàn hoặc tái diễn nhiều lần
- Có cảm giác khó chịu ở các vùng trên cơ thể. Đặc biệt, đau 1 hoặc cả 2 cánh tay, đau lưng, hàm hoặc cổ.
Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên nên đi bệnh viện kiểm tra sớm để phát hiện kịp thời.
Vì sao Đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ đau tim thầm lặng?
Các biến chứng tim mạch thường xuất hiện do sự tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa. Bệnh Đái tháo đường type 2 làm cho quá trình xơ vữa động mạch của các động mạch lớn. Vừa xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở những người không mắc phải chứng bệnh này.
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường mắc kèm các bệnh lý có yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch. Ví dụ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, lối sống ít vận động…
Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh nên nhận diện các cơn đau khác kém hơn hoặc không có khả năng nhận diện. Điều này khiến người bệnh khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời và hiệu quả.
Do biến chứng tim mạch thầm lặng nên bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần phải tuân thủ điều trị đúng, đủ, lâu dài và liên tục. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần kiểm soát đường huyết tốt, theo dõi HbA1c 3 tháng/lần. Cùng các bệnh lý kèm theo như: kiểm soát huyết áp, mỡ máu… và xây dựng lối sống khoa học để phòng ngừa biến chứng.
Nguồn tham khảo
- Silent coronary artery disease in type 2 diabetes mellitus: the role of Lipoprotein(a), homocysteine and apo(a) polymorphism
- Type 2 Diabetes and Risk of Silent Heart Attack
- Silent myocardial ischemia screening in patients with diabetes mellitus
- Type 2 diabetes and cardiovascular disease: Have all risk factors the same strength?
- Diabetes and Cardiovascular Disease
- Predictors and prognostic impact of silent coronary artery disease in asymptomatic high-risk patients with diabetes mellitus