Khi biết ba mẹ bị đái tháo đường, bạn cần phải làm gì để hạn chế nguy cơ cho mình?

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây phổ biến trên toàn cầu. Nếu ba hoặc mẹ của bạn mắc bệnh Đái tháo đường, ngay lập tức, bạn sẽ đặt ra câu hỏi “Phải làm gì để giúp ba mẹ mình kiểm soát được căn bệnh này?”.

Nhưng vẫn còn 1 câu hỏi cũng không kém tầm quan trọng: “Bạn cần phải làm gì để hạn chế nguy cơ cho mình?”

>> Làm cách nào để phòng tránh hoại tử bàn chân ở người bệnh Đái tháo đường?

>> Glucose là gì? Vai trò của Glucose đối với cơ thể

Khi biết ba mẹ bị đái tháo đường, bạn cần phải làm gì để hạn chế nguy cơ cho mình?

Tại sao cần hạn chế nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường cho bản thân mình khi ba mẹ mắc bệnh?

Đái tháo đường type 2 có tính chất di truyền, phức tạp theo kiểu đa gen và chịu sự tác động của môi trường. Thật khó để xác định phần trăm nguy cơ của đến từ di truyền hay các yếu tố trong lối sống. Đặc biệt là chế độ ăn uống, vận động và cả những ảnh hưởng từ các thói quen xấu từ cha mẹ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu có ba mắc bệnh đái tháo đường, nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng khoảng 30%, và nguy cơ này sẽ cao hơn nếu người mắc bệnh là mẹ.

Nếu cả ba và mẹ cùng mắc bệnh Đái tháo đường type 2, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng khoảng 50%. Nếu ba mẹ bạn được chẩn đoán bệnh trước 50 tuổi, khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn so với được chẩn đoán sau 50 tuổi.

Nếu cả ba và mẹ cùng mắc bẹnh Đái tháo đường tuype 2, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng khoảng 50%

Điều cần làm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường

Tất nhiên là bạn không thể thay đổi tính di truyền từ ba mẹ. Tuy nhiên,  bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường bằng các biện pháp sau:

1. Cân bằng chế độ ăn uống

Các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, để cơ thể không phải làm việc quá sức trong kiểm soát lượng đường trong máu. Một chế độ ăn hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất được ưa chuộng hiện nay là 25:50.

Trong đó, trái cây và rau quả chiếm khoảng một nửa mỗi bữa ăn, một khẩu phần carbohydrate (tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt) và 25% còn lại là protein.

Cách chia chế độ ăn uống cân bằng trong một bửa ăn

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet chỉ ra rằng, giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể và tập thể dục vừa phải khoảng 150 phút mỗi tuần. Việc này làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 58%. [1] [2] 

3. Tập thể dục đều đặn

Khi tập thể dục, các tế bào sẽ mở ra cánh cửa để tiếp nhận tất cả các loại đường trong máu. Vì vậy, nó giống như một loại thuốc tự nhiên giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và những người có yếu tố nguy cơ.

4. Lên chương trình tầm soát Đái tháo đường định kỳ

Tầm soát sớm giúp chúng ta chủ động phát hiện giai đoạn tiền đái tháo đường. Tiền đái tháo đường là dấu hiệu cho biết bạn đang có nguy cơ rất cao sẽ bị đái tháo đường.

Sự tiến triển đến bệnh tiểu đường có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn. Nếu việc điều trị được tiến hành ngay từ khi bị tiền đái tháo đường.

Bác sĩ sẽ thực hiện các một trong các xét nghiệm dùng để chẩn đoán đái tháo đường bao gồm:

Nếu có bất thường, bạn cần được thực hiện lại lần thứ 2 vào một ngày khác trong vòng 1 – 7 ngày. Nếu như kết quả xét nghiệm bình thường, xét nghiệm lại ít nhất 3 năm một lần.

Tầm soát sớm giúp chủ động phát hiện từ giai đoạn tiền đái tháo đường

Bệnh Đái tháo đường type 2 là bệnh có mang tính di truyền trong gia đình. Nhưng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, vận động và kiểm soát cân nặng.

Nếu có ba mẹ mắc bệnh tiểu đường, bạn nên đến gặp và thảo luận với anh chị em của mình để cùng nhau tầm soát và hạn chế nguy cơ bệnh Đái tháo đường nhé!

Nguồn tham khảo

  1. Hội nội tiết Việt Nam
  2. Diabetes Prevention Program Research Group, Knowler WC, Fowler SE, Hamman RF. Christophi CA, Hoffman HJ, Brenneman AT, Brown-Friday JO, Goldberg R, Venditti E, Nathan DM. 10-year follow-up of diabetes incidence and weight loss in the Diabetes Prevention Program Outcomes Study. Lancet. 2009;374(9702):1677-86.
  3. Tuomilehto J, Lindstrom J, Eriksson J, et al; Finnish Diabetes Prevention Study Group. Prevention of type 2 diabetes mellitus by changes in lifestyle among subjects with impaired glucose tolerance. N Engl J Med 2001; 344:1343–1350.
  4. Lyssenko V, Groop L, Prasad RB. Genetics of Type 2 Diabetes: It Matters From Which Parent We Inherit the Risk. Rev Diabet Stud. 2015;12(3-4):233-242.
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm