Máy đo đường huyết và cách đo đường huyết tại nhà

Bệnh đái tháo đường là bệnh  rối loạn chuyển hóa, gây ra nhiều biến chứng, nằm trong bảy nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Theo VADE – Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, tỷ lệ gia tăng đái tháo đường ở Việt Nam tăng 200% thuộc hàng cao nhất thế giới.

Cứ 2 người mắc bệnh Đái tháo đường thì một người không biết mình bị đái tháo đường. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng và tử vong cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Máy đo đường huyết sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với người bệnh tiểu đường.

Máy đo đường huyết và cách đo đường huyết tại nhà
Máy đo đường huyết và cách đo đường huyết tại nhà

>> Chỉ số đường huyết đói là gì, bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

>> lnsulin là gì? Vai trò của lnsulin đối với cơ thể?

Máy đo đường huyết là gì?

Trong quá trình điều trị, việc kiểm tra và theo dõi chỉ số đường máu định kỳ là điều quan trọng. Thế nhưng không phải lúc nào người bệnh cũng có thể đến bệnh viện để xét nghiệm. Việc sử dụng máy đo đường huyết cá nhân là một giải pháp hiệu quả giúp giải quyết vấn đề này.

Máy đo đường huyết là thiết bị điện tử có khả năng đo và tính toán số liệu đường huyết trong cơ thể tại thời điểm đo để đưa ra số liệu cụ thể. Ở đầu que thử có chứa mẫu thuốc thử, loại này sẽ tạo ra phản ứng điện hóa khi tiếp xúc với glucose có trong máu sẽ đưa ra kết quả nồng độ.

Kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ là điều quan trọng
Kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ là điều quan trọng

Lợi ích theo dõi đường huyết tại nhà

Bất cứ đối tượng nào muốn kiểm tra lượng đường huyết trong máu đều có thể sử dụng phương pháp này. Đây là phương pháp đang được áp dụng  ngày càng phổ biến bởi nhiều ưu điểm:

  • Cho kết quả nhanh và tương đối chính xác
  • Hỗ trợ chẩn đoán sớm Đái tháo đường
  • Hỗ trợ bác sĩ theo dõi, đánh giá quá trình điều trị của bệnh nhân.
  • Đề phòng các cơn hạ đường huyết, giúp bác sĩ cũng như bệnh nhân điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc. 

Các bước đo đường máu 

Dưới đây là các bước theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết cá nhân:

– Rửa sạch 2 tay bằng nước ấm, xà phòng

– Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng

– Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp loại da (mỏng, bình thường, dày)

– Lắp que thử vào máy đo glucose

– Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về

– Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay

– Lấy bông sạch lau đi giọt máu đầu tiên, sau đó nặn ép máu đưa vào que thử

– Dùng bông sạch ấn vào đầu ngón tay để cầm máu và chờ vài giây cho máy hiển thị kết quả

– Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo hướng dẫn

6 bước đo chỉ số đường huyết tại nhà
6 bước đo chỉ số đường huyết tại nhà

Lưu ý khi dùng máy đo đường huyết

– Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra glucose máu tại nhà. Bác sĩ sẽ cho bạn chỉ định, hướng dẫn cần thiết và chính xác

– Ghi chép lại thời gian kết quả và những thông tin liên quan để so sánh theo dõi và làm cơ sở cho bác sĩ đánh giá quá trình điều trị

– Không cần thiết phải kiểm tra glucose máu liên tục trong ngày. Điều quan trọng là bạn phải đo theo lịch định kỳ trong ngày

– Máy đo que thử phải khớp mã vạch. Nếu không khớp, bạn phải liên hệ với chuyên viên để được tư vấn, thay đổi

– Luân phiên lấy máu ở các đầu ngón tay.

– Tuyệt đối không tái sử dụng que thử máu, que hết hạn vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vừa làm sai lệch kết quả đo

Ngày Đầu Tiên hy vọng với những thông tin trên bạn đã có thể tự kiểm tra glucose máu tại nhà. Việc thực hiện đúng kỹ thuật sẽ là một sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh, lạc quan cùng bệnh Đái tháo đường

Nguồn tham khảo:

Các bước đo đường huyết:

1. https://ngaydautien.vn/dai-thao-duong/784-cach-tu-kiem-tra-glucose-mau-tai-nha

2. Theo bệnh viện Bạch Mai

3. Nguyễn Huy Cường (2002), “Bệnh nội tiết, chuyển hóa, đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 172 – 175.

4. Thái Hồng Quang (2001), “Bệnh đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 257 – 361.

5. Đỗ Trung Quân (2001), “Bệnh đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 72 – 179.4. American Diabetes Association (2015), “Diabetes: Standard of care”, 24-30

.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm