Biến chứng Thận ở bệnh nhân Đái tháo đường (Tiểu đường)

Mỗi quả thận chứa nhiều cầu thận nơi mà mọi hoạt động quan trọng của thận bao gồm lọc chất độc, tạo ra nước tiểu, tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể diễn ra. Mỗi cầu thận được bao bọc bởi một hệ mạch máu nhỏ.

Tuy nhiên, bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) nếu không được kiểm soát có thể gây tổn thương hệ mạch máu này. Điều này làm cho thận bị suy yếu qua nhiều giai đoạn và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo.

>> Hướng dẫn tiêm lnsulin cho người bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường)!

>> Chỉ số đường huyết đói là gì, bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Biến chứng Thận ở bệnh nhân Đái tháo đường
Biến chứng Thận ở bệnh nhân Đái tháo đường

Cách chẩn đoán bệnh thận do Đái tháo đường

Biểu hiện ban đầu của bệnh thận do Đái tháo đường (tiểu đường) thường nhẹ nên bệnh nhân sẽ hiếm khi  nhận thấy. Để chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm định kỳ bao gồm:

• Xét nghiệm A/C niệu: đánh giá số lượng của albumin (một loại đạm quan trọng trong cơ thể) được thải ra qua nước tiểu. Thông thường, đạm albumin này không có trong nước tiểu. Khi bệnh nhân có đạm albumin trong nước tiểu; đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận đã có tổn thương do Đái tháo đường.

• Creatinin máu, độ lọc cầu thận: là các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận (khả năng đào thải các chất độc cho cơ thể qua nước tiểu). Khi thận bị tổn thương nặng nề, khả năng đào thải chất độc này sẽ giảm, lúc đó creatinin máu sẽ tăng và độ lọc cầu thận sẽ giảm.

Xử lý khi có biến chứng thận do bệnh Đái tháo đường

Tổn thương thận do Đái tháo đường trải qua các giai đoạn sau: 
  • Giai đoạn I và II: là giai đoạn âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng
  • Giai đoạn III và IV: có đạm trong nước tiểu (A/C niệu dương tính)
  • Giai đoạn V: lúc này chức năng thận suy giảm nặng. Bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống của mình.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để nhận thức rõ tình trạng bệnh
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để nhận thức rõ tình trạng bệnh
Các điều lưu ý dành cho bệnh nhân:
Giai đoạnBiểu hiệnĐiều bệnh nhân cần làm
I và IIXét nghiệm bình thường Không có biểu hiện lâm sàng bất thường– Theo dõi định kỳ A/C niệu hằng năm – Tuân thủ điều trị để kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu tốt.
Bạn nên tránh dùng các thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể làm tổn thương thận nặng hơn.
IIIA/C niệu: 30 – 300mg/g  – Thực hiện công việc giống giai đoạn I và II – Ăn nhạt ít hơn 5gmuối/ngày (3) – Ăn đạm 0.8 g/kg/ngày
Ví dụ: Một người khoảng 55kg cần: 44g đạm/ngày. Tham khảo về lượng đạm trong các thức ăn phổ biến: 1 lạng thịt gà: 20g đạm1 lạng thịt bò: 40g đạm1 lạng cá (nguyên thịt): 18 g đạm1 quả trứng: 7 g đạm
IVA/C niệu ≥ 300mg/g
Chức năng thận giảm, có thể biểu hiện phù mặt và chân từng đợt
Tiếp tục điều cần làm ở giai đoạn I và II
Hạn chế hoa quả có nhiều kali như chuối, cam, nho, dưa hấu, kiwi, các loại hạt, khoai tây, đậu nành, bắp, cà chua
VChức năng thận giảm nặng, bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạoTương tự các giai đoạn trước, người bệnh cần ăn tăng đạm để bù lại đạm mất do chạy thận và  suy dinh dưỡng do bệnh nặng.
– Ăn đạm >1.2 g/kg/ngày, đặc biệt những bệnh nhân chạy thận

Bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) nếu không được kiểm soát có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở thận. Bạn hãy đi thăm khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra các chỉ số liên quan và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Ngày Đầu Tiên luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình đẩy lùi Đái tháo đường.

Nguồn tham khảo

1. National Library Of Medicine

2. The Kidney Clinic Pte Ltd

3. Your calorie chart database: Calories for hundreds of foods

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm