Thuốc Lá Có Thể Hại Đến Sức Khoẻ Của Chính Bạn

Thuốc Lá Có Thể Hại Đến Sức Khoẻ Của Chính Bạn

“ Thuốc lá có thể hại đến sức khoẻ của chính bạn “Đây là một câu đã được ghi trên bao bì thuốc lá từ những năm của thế kỷ trước.

>> Bệnh nhân Đái Tháo Đường (Tiểu Đường) nên làm gì để làm chậm tiến triển bệnh đến giai đoạn nặng hơn

>> Hỏi đáp về bệnh Đái Tháo Đường (Tiểu Đường)

Nói vậy để xin kể với các bạn một cuộc tư vấn qua điện thoại mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua.

Vào một buổi trưa nọ, tôi nhận được một cuộc điện thoại xin tư vấn, người xin tư vấn là một cụ già khoảng trên 70 tuổi, người ở Hóc môn. Ông cụ biết số điện thoại do một lần đi khám tại bệnh viện chúng tôi, ông thấy số này qua góc truyền thông của các khoa.

Ông cụ trình bày:

– Tôi bị mệt, tức ngực, khi đi khám tại một bệnh viện được chẩn đoán tăng huyết áp, sau khi được xét nghiệm máu, siêu âm tim, đo ECG,… Tôi được bác sĩ chuyển lên một bệnh viện trên thành phố. Nằm viện vài ngày, tôi được xuất viện về, bác sĩ có nói tôi bị phình động mạch chủ ngực, vậy xin hỏi đây là bệnh gì?

Tôi hỏi lại ông:

– Vậy trước đây ông có hút thuốc lá không?

Ông đáp:

– Có, tôi hút từ khi còn trai trẻ đến giờ, mỗi ngày 1 gói thuốc.

Tôi hỏi lại ông:

– Ngoài ra từ trước đến giờ ông có mắc bệnh nào khác không? Có đang sử dụng thuốc nào không?

Ông đáp:

– Không, từ trước đến giờ tôi khỏe.

Tôi nói:

– Khả năng bệnh của ông là do thuốc lá và có tuổi.

Ông hỏi:

– Tại sao?

Tôi nói:

– Khói  thuốc lá có thể gây tổn thương lòng mạch máu. Nếu hẹp nó gây thiếu máu, nếu tại tim ta có bệnh như thiếu máu cơ tim, nếu tắc gây nhồi máu cơ tim. Nếu tại các chi ta có bệnh viêm tắc mạch máu tại các đầu chi. Ngoài ra thuốc lá có thể gây phình động mạch do làm cho thành mạch máu bị suy yếu.

Ông hỏi tôi:

-Vậy tại sao không làm cho tôi hết lại cho tôi về?

Tôi hỏi lại:

– Vậy bệnh viện có cho thuốc gì uống không? Có dặn dò gì không? Có, có cho thuốc uống và hẹn tái khám.

Tôi nói:

–  Vậy là bệnh viện đang theo dõi bệnh lý của ông, ông cứ uống thuốc đều và tái khám theo hẹn.

Ông lại hỏi:

– Sao không làm dứt điểm cho tôi?

Tôi đáp:

– Trường hợp của ông có thể là cần điều trị bảo tồn trước và theo dõi. Nếu sau này bệnh tiến triển sẽ có hướng xử lý tiếp theo nhưng quan trọng bệnh do thuốc lá gây nên. Nếu tiếp tục hút sẽ không tốt cho chỗ phình của động mạch, nhất là tuổi ông đã cao, ngoài ra trong các bệnh lý tim mạch, ông nên giảm muối trong khẩu phần ăn, kiêng bia rượu, chất béo, tránh những stress, lo âu căng thẳng …không tốt cho bệnh ông nhé.

Ông cụ hiểu ra vấn đề và cám ơn tôi.

Ông hứa sẽ giảm rồi bỏ thuốc lá,…

Trên đây là toàn bộ câu chuyện tôi đã gặp và tư vấn.

Thuốc Lá Gây Nên Những Căn Bệnh Nguy Hiểm Cho Sức Khỏe

Thuốc Lá Có Thể Hại Đến Sức Khoẻ Của Chính Bạn 1

Chắc hẳn trong mỗi người chúng ta, không ai không biết tác hại của khói thuốc lá gây nên. Điều cần phân biệt: nicotin trong thuốc lá là chất gây nghiện, còn các chất khác gây độc cho cơ thể, hút thuốc lá thụ động và chủ động nguy hiểm ngang nhau.

Thuốc lá gây bệnh trên toàn bộ mọi cơ quan như:
  • Da nhăn nheo, trông già trước tuổi.
  • Mắt dễ bị đục thuỷ tinh thể, bệnh lý võng mạc, giảm thị lực.
  • Răng dễ bị vàng, hơi thở hôi.
  • Xương người hút thuốc lá sau này dễ bị loãng xương do khói thuốc lá ức chế sự sinh xương, …
  • Đường hô hấp : dễ bị nhiễm trùng, lúc đầu có thể chỉ là viêm hô hấp đơn giản như viêm hô hấp trên, sau này là viêm phế quản, rồi viêm phế quản mạn tính, ung thư phổi.
  • Tiêu hoá : đầy bụng chán ăn,…
  • Nam giới hút thuốc lá nhiều có thể bị rối loạn cương dương sau này.

Thuốc Lá Là Nguyên Nhân Gây Ung Thư

Cơ quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế xếp thuốc lá vào nhóm nguy cơ hàng đầu, tức nhóm nguyên nhân chắc chắn gây ung thư trên người. Các nghiên cứu về ung thư phổi cho thấy có tới 80% các bệnh nhân bị ung thư phổi đều có hút thuốc lá. Người hút thuốc lá dễ bị ung thư cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc.

Thuốc Lá Là Yếu Tố Nguy Cơ Dẫn Đến Các Bệnh Lý Tim Mạch Và Đột Quỵ

Hút thuốc lá còn là yếu tố nguy cơ quan trọng và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Thuốc Lá Có Thể Hại Đến Sức Khoẻ Của Chính Bạn 2
  • Khói thuốc lá gây tổn thương thành mạch máu. Lòng mạch máu không còn trơn láng, dễ bị những cholesterol xấu ( LDL ) bám vào, hình thành những mảng xơ vữa có thể gây hẹp và gây tắc nghẽn mạch máu. Mặt khác nó còn làm thành mạch máu giòn và yếu, dễ gây phình mạch.
  • Gọi là phình mạch khi đường kính mạch máu chỗ phình lớn hơn 50 % so với đường kính bình thường. Thành của chỗ phình yếu hơn và do áp lực máu  sẽ làm cho những chỗ yếu này phồng lên. Phình động mạch có thể vỡ, gây xuất huyết  nặng và tử vong.
  • Vị trí phình động mạch có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào của cơ thể, tuy nhiên thường xảy ra ở động mạch chủ bụng và động mạch chủ ngực, ngoài ra có thể gặp  ở động mạch não gây tai biến mạch máu não.
  • Các yếu tố nguy cơ: thuốc lá, sự lão hoá ( thường gặp trên 60 tuổi ), giới tính (nam nhiều hơn nữ ), Tăng huyết áp, tăng cholesterol (xơ vữa động mạch),…

Các triệu chứng của chứng phình mạch rất đa dạng, tùy thuộc vào loại phình và vị trí xuất hiện. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng hoặc bệnh nhân có thể có cảm giác mơ hồ có mạch đập ở trong bụng , đau lưng,..

Tuy nhiên, khi phình động mạch  bị vỡ gây xuất huyết sẽ có các triệu chứng theo vị trí tổn thương một cách rầm rộ như đau bụng nhiều, da xanh xao, đầu chi tím tái, tình trạng sốc, hạ huyết áp … do vỡ chỗ phình mạch.

Khả năng chỗ phình động mạch chủ sẽ vỡ phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
  • Kích thước của chỗ phình động mạch.
  • Tỉ lệ tăng kích thước chỗ phình mạch / thời gian.

Phát hiện và theo dõi bệnh: qua CTscan, siêu âm tim mạch, MRI.

Về điều trị:

  • Điều trị bảo tồn: Ổn định huyết áp, điều trị và tránh các yếu tố nguy cơ,theo dõi kích thước chỗ phình động mạch mỗi khi tái khám mỗi 6 tháng- 12 tháng.
  • Điều trị phẫu thuật: gồm Mổ hở sửa chữa túi phình hoặc đặt stent ghép nội mạc.
Phòng bệnh:

Một số cách có thể thực hiện để giảm nguy cơ bao gồm:

  • Không hút thuốc lá, nếu đã hút nên bỏ thuốc lá. Sẽ thực hiện được một khi đã ý thức tầm quan trọng của thuốc lá trên cơ thể.
  • Kiểm soát tốt huyết áp: duy trì huyết áp bình thường bằng dinh dưỡng tiết chế và tuân thủ điều trị bằng thuốc men như:

+ Giảm muối trong khẩu phần, theo nhiều nghiên cứu người Việt chúng ta có khuynh hướng ăn mặn, chúng ta thường ăn từ 12g đến 20g muối / ngày trong khi đó nhu cầu thực sự từ 5 đến 7 g muối / ngày. Đặc biệt khi có bệnh lý tim mạch đi kèm.

+ Nên ăn nhiều rau củ quả trái cây. Lượng rau được khuyến cáo cho mỗi người lớn / ngày là 300g.

+ Nếu bị tiểu đường nên tránh trái cây nhiều đường như: sầu riêng, dưa hấu, xoài, nước ép trái cây.

+ Kiểm soát tốt tốt đường huyết.

+ Kiểm soát tốt cholesterol: tránh da, phủ tạng các loại động vật,  nên ăn cá mỗi tuần đặc biệt các loại cá biển, giàu Omega 3, tốt cho trí não và thành mạch máu.

+ Đối với người ăn chay không ăn cá được có thể sử dụng rong biển, tảo biển cũng giàu Omega 3.

+ Thư giãn , nghỉ ngơi,tránh stress.

+ Nên đi khám định kỳ để theo dõi, phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh tiểu đường.

    

Tài liệu tham khảo :
  • Aortic emergencies – Emergency medicine clinics of North America
  • Aortic Aneurysm Fact Sheet
  • Abdominal emergencies in the geriatric patient – International journal of emergency medicine
  • Screening for abdominal aortic aneurysm – Annals of Internal Medicine
  • Endovascular treatment of thoracic aortic aneurysms – J. Vasc. Surg.
  • Endovascular aneurysm repair (EVAR) – Clinical radiology
  • Phình động mạch chủ – wikipedia
  • Nguy cơ tử vong do phình động mạch – Suckhoedoisong
  • Tổng quan về phình động mạch – bvnguyentriphuong
  • Thuốc lá và bệnh ung thư – t4ghcm

                                            

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm