Nếu không tái khám, làm thế nào để đảm bảo Tăng huyết áp (cao huyết áp), Đái tháo đường (tiểu đường) được kiểm tra và ổn định?

Suy nghĩ của người thầy thuốc trong mùa dịch

Dịch bệnh Covid 19 đã bước vào giai đoạn lây từ chính những người trong cộng đồng. Do đó chính phủ đã thực hiện cách ly toàn xã hội từ ngày1/4/2020 đến 22/4/2020. Các vấn đề quan trọng được khuyến cáo: (1) mang khẩu trang, (2) rửa tay, (3) giữ khoảng cách khi tiếp xúc từ 2 mét trở lên.

>> Các cách kiểm soát Đái Tháo Đường (Tiểu đường)

>> Các triệu chứng nhận biết và chuẩn đoán bệnh Đái Tháo Đường (bệnh tiểu đường)

Thực hiện tốt các chính sách này, giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên cũng gây tâm lý e ngại không dám đi khám bệnh.

Nhiều bệnh nhân đang bị tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường) sau khi uống hết thuốc đã không tiếp tục tái khám. Thường chọn cách giải quyết tự ngưng thuốc chờ đến hết dịch sẽ đi khám; hoặc chọn phương án tiếp tục mua thuốc theo toa cũ trong thời gian không đến khám.

Hiểu và chia sẽ những khó khăn, ngành y tế đã có hướng dẫn về việc tái khám tại nhà hoặc trực tuyến cho bệnh nhân. Tuy nhiên còn rất nhiều bệnh nhân chưa tiếp cận được với các dịch vụ trên; do đó để đạt được ổn định huyết áp.

Mức đường huyết trong thời gian không tái khám chúng ta cần những biện pháp nào?

Một trong những điểm quan trọng đối với người bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) hay đái tháo đường (tiểu đường) là: khi trị số huyết áp hoặc mức đường huyết được giữ ổn định, thì nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ giảm đi.

Trong giai đoạn không sử dụng thuốc, huyết áp và đường huyết không kiểm soát được sẽ tàn phá cơ thể. Gây ra các biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

Nếu chưa đi đến những biến chứng nặng nề, việc huyết áp và đường huyết tăng cao cũng sẽ gây tổn thương các cơ quan. Hiện chúng ta chưa cảm nhận được trên lâm sàng.

Sau thời gian ngưng thuốc, việc kiểm soát huyết áp và đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Mức đường huyết trong thời gian không tái khám chúng ta cần những biện pháp nào?

Bệnh nhân tăng huyết áp (cao huyết áp), lo ngại rằng một số thuốc hạ áp làm tăng nguy cơ nhiễm Covid 19. Chúng ta biết rằng việc duy trì các thuốc hạ áp liên tục là cần thiết.

Trong các thuốc hạ áp đang được sử dụng, nhóm thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể Angiotensin II; chưa có bằng chứng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh Covid 19. Do đó vẫn có thể tiếp tục sử dụng để ổn định huyết áp.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, thay vì lo lắng việc thuốc hạ áp làm tăng nguy cơ nhiễm Covid 19. Chúng ta hãy tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa; như: mang khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách khi tiếp xúc từ 2m trở lên.

Mức đường huyết trong thời gian không tái khám chúng ta cần những biện pháp nào? 1

Nếu trị số huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc > 150 mmHg sau 2 lần đo đúng phương pháp cách nhau 3 phút. Bệnh nhân nên cần đến sự tư vấn của Thầy thuốc qua điện thoại.

Kiểm tra đường huyết tại nhà nếu có máy thử đường huyết nhanh.

Vận động thể lực 30 phút mỗi ngày cùng chế độ ăn phù hợp cho người bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường). Điều quan trọng hơn là giữ vững sức khoẻ tinh thần, đừng quá lo lắng về dịch bệnh.

Nhưng cũng không chủ quan; thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ y tế. Đồng thời tham gia các hoạt động thư giãn, mình yêu thích như đọc sách, xem phim.

Dịch bệnh Covid 19 đã làm thay đổi nhiều về mặt xã hội học, cũng như cách tiếp cận của Thầy thuốc với người bệnh. Trước đây, mối quan hệ bệnh nhân và Thầy thuốc là gặp trực tiếp. Để thăm khám, kê đơn thuốc, người bệnh cũng ít liên lạc với Thầy thuốc qua điện thoại.

Mức đường huyết trong thời gian không tái khám chúng ta cần những biện pháp nào? 2

Đối với từng người Thầy thuốc, cách tiếp cận vấn đề cũng đã khác đi cho phù hợp với tình hình dịch bệnh. Những lần thăm khám qua online trở nên thường xuyên hơn đối với các bệnh lý ổn định.

Những hướng dẫn tận tình về bệnh tật và thuốc điều trị tiểu đường cũng sẽ nhiều hơn giai đoạn trước. Không một ai từ chối, và đó chính là nghĩa cử của nền Y khoa chúng tôi. Luôn đồng hành vì người bệnh thân yêu.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các loại rau và trái cây người bệnh đái tháo đường nên hạn chế
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường: hạn chế tinh bột (cơm, bún, phở,…), thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường nguồn acid béo không bão hòa (cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng,…), rau xanh nhiều chất xơ (rauorange
Xem thêm
Đái tháo đường nên ăn rau gì?
“Người bệnh đái tháo đường nên ăn rau gì?” là câu hỏi mà hầu hết người bệnh đều thắc mắc, với gần 7 triệu người Việt Nam đang bị bệnh đái tháo đường (số liệu điều tra năm 2020). Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổiorange
Xem thêm
Tiền đái tháo đường bao lâu sẽ thành đái tháo đường?
     Tiền đái tháo đường và đái tháo đường là gì? Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucoseorange
Xem thêm