Cách kiểm soát tốt Đái Tháo Đường (Tiểu Đường) để làm chậm tiến triển bệnh

Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không còn đủ khả năng tạo ra insulin. Hoặc khi cơ thể bạn không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, điều này dẫn đến làm tăng nồng độ glucose trong máu. Khi nồng độ glucose tăng cao kéo dài sẽ làm tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể (còn gọi là biến chứng).

Vậy thì, bạn phải làm gì để có thể sống một cách khỏe mạnh khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường)?

Bốn bước đơn giản sau đây giúp bạn quản lí bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) một cách chủ động và hiệu quả.

Bước 1: Hiểu về bệnh Đái Tháo Đường (bệnh tiểu đường)

Như đã nói ở trên, Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh mạn tính, nghĩa là bạn phải sống chung với bệnh dài lâu. Có 3 loại đái tháo đường (tiểu đường) chính:

Đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1: Thường xảy ra ở trẻ em. Khi bạn bị đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1, cơ thể bạn không thể tạo ra insulin. Điều đó có nghĩa bạn phải chích insulin mỗi ngày để kiểm soát đường huyết.

Đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2: Thường xảy ra ở người lớn, chiếm khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường). Khi bạn bị đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2, cơ thể bạn không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.

Điều trị bao gồm thay đổi lối sống (tập thể dục, chế độ ăn lành mạnh); đa số bệnh nhân cần sử dụng thuốc viên, đôi khi cần chích insulin để kiểm soát đường huyết. Đái tháo đường (tiểu đường) thai kì:

Đái tháo đường (tiểu đường) xảy ra khi mang thai; thường biến mất sau khi sinh. Đái tháo đường (tiểu đường) trong thai kì có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con.

Cách kiểm soát tốt Đái Tháo Đường (Tiểu Đường) để làm chậm tiến triển bệnh

>> Các cách kiểm soát Đái Tháo Đường (Tiểu đường)

>> Nếu không tái khám, làm thế nào để đảm bảo Tăng huyết áp (cao huyết áp), Đái tháo đường (tiểu đường) được kiểm tra và ổn định?

Bước 2: Kiểm soát “ABC” của bạn

Khi bạn bị bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường), việc quan trọng nhất bạn cần làm là hãy kiểm soát thật tốt “ABC” của mình.

Vậy,”ABC” là gì?

“A” là viết tắt của “A1c”, là một xét nghiệm phản ánh đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng qua.

“B” là viết tắt của “Blood pressure”, nghĩa là mức huyết áp. Khi bạn bị Đái Tháo Đường (tiểu đường), kiểm soát huyết áp cũng quan trọng như việc kiểm soát đường huyết. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tổn thương thận.

“C” là viết tắt của “Cholesterol”. Cholesterol là một loại mỡ trong máu, có 2 loại cholesterol chính: HDL (còn gọi là mỡ tốt) và LDL (còn gọi là mỡ xấu).

Tại sao “ABC” lại quan trọng?

Bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) dễ bị bệnh tim mạch và đột quỵ cao; gấp 2-3 lần so với những bệnh nhân không bị Đái tháo đường. Khi bạn kiểm soát tốt “ABC”, bạn có thể giảm nguy cơ xuất hiện những vấn đề trên. 

Mức “ABC” bao nhiêu là đạt mục tiêu?

Mục tiêu “ABC” của bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) của bạn nặng hay không, tuổi của bạn, và những vấn đề sức khỏe khác mà bạn đang có.

Đa số bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) cần đạt mức mục tiêu như sau:

– A1c < 7%

– Huyết áp < 140/90 mmHg, hoặc có thể thấp hơn tùy trường hợp

– LDL-cholesterol < 100 mg/dL

Bằng cách nào bạn có thể đạt được mức “ABC” của mình?

Thay đổi lối sống: Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày và lối sống của bạn có ảnh hưởng lớn lên mức “ABC” và sức khỏe của bạn. Dưới đây là một vài gợi ý có thể giúp bạn kiểm soát “ABC” của mình:

– Chọn những thực phẩm lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm ít dầu mỡ.

– Tập thể dục mỗi ngày

– Giảm cân nếu bạn đang dư cân hoặc béo phì

– Ngưng hút thuốc lá

-Ngưng uống rượu

Cách kiểm soát tốt Đái Tháo Đường (Tiểu Đường) để làm chậm tiến triển bệnh

Sử dụng thuốc: Hầu hết bệnh nhân Đái tháo đường (tiểu đường) cần sử dụng thuốc mỗi ngày để kiểm soát đường huyết. Nhiều bệnh nhân cũng cần sử dụng thêm thuốc để kiểm soát huyết áp và mỡ máu.

Bước 3: Học cách sống chung với đái tháo đường (tiểu đường)

Đôi khi bạn có thể cảm thấy buồn chán, tức giận khi phải sống chung với Đái tháo đường (tiểu đường). Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đương đầu với bệnh Đái tháo đường (tiểu đường):

1. Căng thẳng (stress) có thể làm tăng đường huyết, hãy học cách kiểm soát tinh thần của bạn. Thử hít thật sâu, đi bộ hoặc nghe những bản nhạc mà bạn thích.

2. Nếu căn bệnh làm bạn cảm thấy quá mệt mỏi, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, hoặc bác sĩ tâm lý.

3. Ăn uống lành mạnh:

– Chọn những thực phẩm nhiều chất xơ

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc

– Uống nước thay vì nước ép trái cây

4. Tập thể dục:

– Hãy đặt mục tiêu tập luyện hầu hết các ngày trong tuần. Có thể khởi đầu bằng cách đi bộ khoảng 10 phút, 3 lần trong ngày.

– Hai lần mỗi tuần, bạn hãy tăng cường mức độ hoạt động thể lực của mình, ví dụ: tập yoga, tập chống đẩy (nếu thể lực bạn cho phép).

– Duy trì mức cân nặng lí tưởng của bạn.

Bước 4: Khám bệnh định kì

Hãy đi tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ hoặc ít nhất 2 lần mỗi năm để có thể phát hiện và xử trí sớm những bất thường.

Mỗi lần thăm khám, bạn cần:

– Đo huyết áp

– Cân nặng

– Khám bàn chân

– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: đường huyết, A1c, mỡ máu, chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu.

Mỗi năm, bạn cũng nên đi khám mắt và chích ngừa cúm. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì hệ miễn dịch của người bị bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) rất dễ bị tấn công hơn, các biến chứng có thể xảy ra khiến mắt bạn có vấn đề hoặc gây cúm, dẫn đến nhập viện.

Hi vọng rằng với bốn bước cơ bản ở trên có thể giúp bạn chinh phục được bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) để có cuộc sống khỏe mạnh và tinh thần hứng khởi.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm