Đái tháo đường (tiểu đường) căn bệnh có nguy cơ thành đại dich thế kỷ 21
Cùng với những đại dịch kinh hoàng thế giới từng đối mặt, điển hình hiện nay là SARS-CoV-2 đe dọa toàn cầu, làm hàng triệu người bị cách ly. Bên cạnh đó là một “Đại dịch toàn cầu thế kỉ 21” khác, tuy không phải là bệnh lây nhiễm.
Và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, số lượng người mắc đang ngày càng tăng tăng nhanh chóng; đó là Đái tháo đường (hay còn gọi là Tiểu đường).
Đã đến lúc, không chỉ người bệnh, mà toàn xã hội cần nhìn nhận đúng đắn mức độ nguy hại và các hậu quả biến chứng do căn bệnh này gây ra.
>> Chính sách chăm sóc sức khỏe của bộ y tế cho bệnh nhân lớn tuổi có bệnh mãn tính
>> Điều dưỡng – “Người hùng” thầm lặng đằng sau sự khỏe mạnh của bệnh nhân
Năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn cầu ước tính là 9,3% (463 triệu người), sẽ tăng thêm 10,2% (578 triệu) vào năm 2030. Và 10,9% (700 triệu) vào năm 2045 [4], thành thị (10.8%) cao hơn nông thôn (7.2%); thu nhập cao (10.4%) hơn thu nhập thấp (4.0%) [4].
Mức độ Đái tháo đường (Tiểu đường) trên thế giới
Tại Anh Quốc và Hoa Kỳ, tỷ lệ lưu hành bệnh đái tháo đường type 2 đã và đang tăng lên, cùng với béo phì và thừa cân. [2] Nguy cơ mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) suốt đời hiện ở mức 40% đối với cả nam giới và phụ nữ trong nhóm dân số Hoa Kỳ nói chung và 50% trong nhóm dân số người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ[2].
Khoảng 10,5% dân số Hoa Kỳ mắc đái tháo đường (tiểu đường).[1] Tỷ lệ đái tháo đường (tiểu đường) tăng theo tuổi, đến 26,8% những người từ 65 tuổi trở lên.[1]
Bệnh nhân bị đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2 có nguy cơ rất cao mắc các bệnh đồng thời; như thừa cân hay béo phì (80% đến 90%), rối loạn lipid (>90%), và tăng huyết áp (70%).
Khi bị chẩn đoán mắc đái tháo đường (tiểu đường) ở tuổi 40, tuổi thọ nam giới giảm trung bình 5,8 năm. Tuổi thọ nữ giới giảm trung bình 6,8 năm, bật tầm quan trọng của việc phòng ngừa ban đầu bệnh đái tháo đường (tiểu đường). [3]
Tuy nhiên, việc khởi phát đái tháo đường (tiểu đường) ở tuổi già ít ảnh hưởng hơn nhiều đến kì vọng sống. Nếu mức glucose trung bình và kiểm soát huyết áp có thể đạt được và duy trì.
Mức độ Đái tháo đường (Tiểu đường) tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ở nhóm tuổi 20-79 tỷ lệ đái tháo đường (tiểu đường) là 5,7%[5], rối loạn dung nạp glucose (IGT) là 8,2%[4], 53,4% chưa được chẩn đoán.
Mỗi năm ước tính 30.096 người tử vong do các nguyên nhân liên quan đái tháo đường (tiểu đường). Chi phí điều trị 322,8 USD/ 01 người mắc đái tháo đường (tiểu đường). [5]
Kiểm soát huyết áp, lipid máu; cai thuốc lá, và kiểm soát đường huyết. Giúp làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn như cơn đau tim và đột quỵ. Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp làm giảm nguy cơ biến chứng vi mạch; bao gồm bệnh: thần kinh, thận, võng mạc. [6]
Dù chưa có kết luận chính thức nào; nhưng theo các số liệu từ các ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Vũ Hán. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) có nguy cơ tử vong cao; khi bị nhiễm SARS-CoV-2. [7]
Tất cả các loại đái tháo đường (tiểu đường) có thể gây các biến chứng ở nhiều bộ phận của cơ thể. Cũng như làm tăng nguy cơ tử vong sớm.
Các trường hợp đái tháo đường và các biến chứng của bệnh phần lớn có thể phòng ngừa được. Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh; hoạt động thể chất thường xuyên, duy trì cân nặng và bỏ hút thuốc.
Delphine nói: “Dù không thể đánh bại được căn bệnh đái tháo đường (tiểu đường) nhưng chúng ta vẫn có cách để vượt qua. Phải luôn kiên trì kiểm soát căn bệnh này: từ việc kiểm tra lượng đường thường xuyên.
Việc đi lại sau mỗi bữa ăn cho đến việc điều chỉnh lượng insulin. Nhờ bạn bè và gia đình hỗ trợ mà tôi đã giữ những hoạt động điều độ cho đến tận hôm nay.”
Tài liệu tham khảo
- Centers for Disease Control and Prevention. National Center for Health Statistics.
- Changes in diabetes-related complications in the United States.
- Trends in lifetime risk and years of life lost due to diabetes in the USA.
- International Diabetes Federation – IDF diabetes atlas
- BMJ Best Practice
- Bệnh nhân Tăng Huyết Áp – Đái Tháo Đường – Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2