Chăm sóc bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường trong mùa dịch

Các bạn thân mến, nguy cơ cao của các bạn vẫn là chỉ số huyết áp và đường huyết. Hãy đảm bảo bạn đang kiểm soát tốt các chỉ số này.

Các lời khuyên sau đây sẽ giúp ích cho bạn:

  • Tập thói quen uống thuốc đúng và đủ (uống thuốc trước hay sau các công việc mà bạn phải làm mỗi ngày, ví dụ như các bữa ăn)
  • Không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều thuốc khi chưa có ý kiến Bác sĩ điều trị, vì sẽ làm bệnh phức tạp và diễn tiến xấu hơn như bị tai biến mạch máu não, hạ đường huyết, hôn mê…
  • Đo huyết áp mỗi ngày, tốt nhất giữ <140/90 mmHg
  • Đo đường huyết 2 tuần một lần, giữ mức đường huyết từ 5,0-7,2 mmol/L.
  • Từ bỏ các thói quen xấu: giảm rượu bia, thuốc lá sẽ giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết tốt hơn
  • Giữ chế độ ăn phù hợp với bệnh lý hiện có, chế độ ăn ít mặn với bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) và cử ngọt khi có đái tháo đường (tiểu đường)
  • Khi có những trị số bất thường, hãy liên hệ với Bác sĩ điều trị; Bác sĩ gia đình của bạn để nhận những lời khuyên đúng, hoặc các bạn có thể qua trang web này hỏi bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường trong mùa dịch

Nhận biết các dấu hiệu để liên lạc với Bác sĩ trước khi đến bệnh viện:

DẤU HIỆN ĐỘT QUỴ

  • F (FACE): méo, sụp một bên mặt khi cười hoặc mất cảm giác một bên
  • A (ARM): yếu liệt hoặc mất cảm giác một tay
  • S (SPEECH): nói khó, phát âm không rõ, không có nghĩa, không có khả năng lặp lại câu đơn giản
  • T (TIME): Nếu có một trong các dấu hiệu trên hãy gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

>> Kiểm tra huyết áp và đường máu tại nhà – thông tin quan trọng cần báo cho bác sĩ khi tái khám hoặc thăm khám qua điện thoại

>> Những chú ý cho bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) trong mùa dịch

Chăm sóc bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường trong mùa dịch 1

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Yếu liệt hoặc mất cảm giác một bên cơ thể (mặt, tay hoặc chân)
  • Đột ngột lú lẫn, không nói được hoặc không hiểu ngôn ngữ
  • Đột ngột nhìn mờ hoặc mất thị lực một hoặc hai bên mắt
  • Đột ngột khó đi, choáng váng, mất thăng bằng hay mất phối hợp vận động
  • Đột ngột đau đầu dữ dội mà không có nguyên nhân

DẤU HIỆU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ CÁCH XỬ TRÍ TẠM THỜI.

Trên bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) đang dùng thuốc, nghĩ đến hạ đường huyết khi có những dấu hiệu sau:

  • Vã mồ hôi, run, hồi hộp, lo lắng
  • Đói, buồn nôn, đau đầu, cảm giác châm chích
  • Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung
  • Thay đổi thị giác, buồn ngủ, nói khó, hôn mê
Chăm sóc bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường trong mùa dịch 2

Khi có các dấu hiện trên, hãy uống ngay 2-3 muỗng mật ong (15 ml), 150 ml nước ngọt, hoặc pha 2-3 muỗng đường uống với nước. Chờ 15 phút và kiểm tra lại đường huyết.

  • Nếu đường huyết <4 mmol/L: lặp lại các bước trên
  • Nếu đường huyết > 4 mmol/L và sắp tới bữa ăn (trong 1 giờ): nghỉ ngơi
  • Nếu đường huyết >4 mmol/L và còn xa bữa ăn (>1 giờ): ăn thêm1 lát bánh mì và 4-5 muỗng bơ đậu phộng.

Để tránh các cơn hạ đường huyết, hãy ăn uống đầy đủ, không tự thay đổi liều thuốc, không uống rượu bia và nên điều chỉnh chế độ ăn phù hợp mức vận động trong ngày.

Nguồn: Bộ Y Tế Việt Nam, Hội Tim mạch Châu Âu, Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, Hội Đái tháo đường Canada

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm