Nguy cơ khi người bệnh Đái Tháo Đường (Bệnh Tiểu Đường) không tập thể dục điều độ – Phần 1

Nguy cơ khi người bệnh Đái Tháo Đường (Bệnh Tiểu Đường) không tập thể dục điều độ

>> Những bài luyện tập thể thao phù hợp với người bệnh Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu đường) hoặc tiền Đái Tháo Đường – Phần 2

>> Những nguy cơ của bệnh nhân Tăng huyết áp (cao huyết áp) & Đái tháo đường (tiểu đường) khi viêm đường hô hấp cấp?

Đối với hầu hết mọi người, tập thể dục đều mang lại các lợi ích về sức khoẻ nhất định. Các lợi ích sức khỏe bao gồm giảm cân, xương chắc khỏe hơn, kiểm soát huyết áp được cải thiện, tỷ lệ mắc bệnh tim và ung thư thấp hơn cũng như giúp tăng mức năng lượng của bạn.

Đặc biệt, là đối với người bị bệnh tiểu đường, hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể bạn cải thiện nhạy cảm với insulin, lượng glucose trong máu được ổn định và cải thiện sức khỏe.

Theo khuyến nghị của Hội đái tháo đường Mỹ thì ch cn 150 phút/tun hoạt động thể chất cường độ vừa phải, như đi bộ nhanh, đã được chứng minh là cải thiện nhạy cảm insulin và giảm mỡ bụng.

Những nguy cơ của lối sống ít vận động

Nguy cơ khi người bệnh Đái Tháo Đường (Bệnh Tiểu Đường) không tập thể dục điều độ  1

Tổ chức Y tế Thế giới đưa racảnh báo rằng lối sống ít vận động rất có thể nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới.

Một lối sống ít vận động hoặc phần lớn thời gian xem truyền hình, ngồi sử dụng máy tính, di động. Sẽ làm suy giảm sức khỏe và góp phần vào nguyên nhân gây tử vong có thể phòng ngừa được. 

14 bất ổn sức khỏe do lối sống không vận động gây ra: 

Béo phì:

  • Đây là dấu hiệu rõ ràng và bất ổn sức khỏe nghiêm trọng với mỗi người dù ở độ tuổi hay giới tính nào. Có nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến béo phì như: tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường); bệnh tim và chứng ngưng thở khi ngủ.

Các bệnh tim mạch:

  • Lưu lượng máu có thể bị suy giảm nếu thiếu thể dục, vận động. Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Mức cholesterol tăng cao ở người thiếu thể dục, vận động. Thường xuyên thể dục thể thao sẽ giúp giảm mức cholesterol xấu LDL, tăng mức cholesterol tốt HDL. Giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Làm tiến triển bệnh tiền đái đường và đái tháo đường tuýp 2 nghiêm trọng hơn:

  • Xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc do tình trạng kháng insulin. 

Tăng huyết áp:

  • Khi không tập thể dục đều đặn, lượng máu sẽ gây áp lực lên thành động mạch nhiều hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Trái lại, nếu hoạt động thể chất tích cực, tim sẽ hoạt động khỏe mạnh hơn. Trái tim và hệ tuần hoàn có thể bơm máu hiệu quả hơn.
Nguy cơ sỏi mật cao:
  • Không tập thể dục, tốc độ chất thải đi qua đại tràng sẽ chậm lại. Điều này có thể gây sỏi mật, đặc biệt là khi có tăng triglycerid đi kèm. Một số triệu chứng của sỏi mật như: buồn nôn, sốt và đau ở thượng vị.

Nguy cơ loãng xương cao:

  • Theo thời gian, xương sẽ dần yếu đi gây ra chứng loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương. Điều này thường thấy ở người cao tuổi. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp củng cố sự khỏe mạnh của xương và ngăn ngừa loãng xương.
Nguy cơ ung thư vú và ung thư đại tràng:
  • Hoạt động thể dục, thể chất không đầy đủ và thường xuyên. Có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Do quá trình tiêu hóa bị chậm lại, chất thải ở lại lâu hơn trong ruột già. Vì vậy, thời gian cơ thể chúng ta có thể bị tiếp xúc với chất gây ung thư cũng sẽ lâu hơn.
  • Nhiều nghiên cứu còn khẳng định: Tập thể dục đều đặn giúp điều chỉnh lượng hormone giảm nguy cơ ung thư vú.

Khó thở:

  • Nếu không hoạt động thể chất thường xuyên, việc trao đổi oxy trong cơ thể gặp trở ngại; do đó nhiều người có cảm giác như đang không có đủ không khí để thở.
  • Tập thể dục đều đặn có lợi cho mạch máu, sức khỏe tim mạch và hoạt động của phổi.

Ngủ kém:

  • Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ vì vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan, giải tỏa stress hiệu quả.

Chuyển hóa chậm:

  • Khi không tập thể dục, cơ bắp giảm và lượng mỡ cơ thể sẽ tăng lên, làm chậm quá trình trao đổi chất.
Giảm năng lượng:
  • Ty thể trong tế bào được xem là nhà máy sản xuất năng lượng. Khi hệ tim mạch hoạt động kém hiệu quả do ít vận động, số lượng ty thể trong tế bào sẽ giảm, dẫn đến giảm cung cấp năng lượng cho cơ thể và gây ra mệt mỏi.

Các rối loạn về cơ bắp:

  • Thiếu thể dục vận động, cơ bắp sẽ trở nên mỏng và yếu. Thiếu vận động thậm chí có thể dẫn đến teo cơ. Điều này có nghĩa là cơ của bạn sẽ giảm khối lượng, mất linh hoạt và dễ bị thương tổn.

Hệ thống miễn dịch yếu:

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu không tập thể dục thường xuyên, hệ thống miễn dịch dần bị yếu đi nên dễ bị cúm và cảm lạnh thông thường.
  • Nếu hay mắc các bệnh thông thường khi thời tiết thay đổi, tập thể dục thường xuyên là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Tăng nguy cơ lo âu và trầm cảm:

  • Người ít vận động thể chất có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng. Hoạt động thể chất giúp giải phóng các hóa chất trong cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Kết:

Đái tháo đường (Tiểu đường) là căn bệnh mãn tính, nguy cơ kéo dài suốt cuộc đời của người mắc bệnh. Khả năng các biến chứng xảy ra là hoàn toàn có thể nên người bệnh lúc nào cũng phải cảnh giác với căn bệnh này.

Tập thể dục là 1 phần quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh “oái ăm” này, Tại đây là các bài tập dành cho những ai đang mắc phải căn bệnh này. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy các bài tập phù hợp nhất cho mình nhé.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm