Hiểu về thuốc điều trị đái tháo đường

Tùy theo loại đái tháo đường (tiểu đường), mức độ nghiêm trọng và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc hỗ trợ điều trị.
Những thuốc này, bao gồm cả insulin, giúp bạn kiểm soát mức glucose máu tốt hơn, và phòng tránh các biến chứng tiềm ẩn.
>> Kế hoạch 3 bước từ bỏ bia rượu cho người bệnh Đái Tháo Đường
>> 7 lưu ý giúp người bệnh đái tháo đường luyện tập thể lực hiệu quả
INSULIN TRỢ THỦ ĐẮC LỰC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG)
Bảng phân loại insulin cho người đái tháo đường (tiểu đường)
( Thời gian tính từ lúc tiêm )
Loại insulin | Bắt đầu tác dụng | Tác dụng tối đa | Thời gian hiệu lực |
Tác dụng nhanh | 15 Phút | 1 Tiếng | 2-4 Tiếng |
Tác dụng ngắn | 30 Phút | 2-3 Tiếng | 3-6 Tiếng |
Tác dụng trung bình | 2-4 Tiếng | 4-12 Tiếng | 12-18 Tiếng |
Tác dụng lâu dài | Vài tiếng | 24 Tiếng |
THÔNG TIN BẠN NÊN BIẾT
Cách tự kiểm tra glucose máu tại nhà
Ngoài việc đến cơ sở y tế, người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể kiểm tra glucose huyết tại nhà. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn kiểm tra đúng kĩ thuật.
CÁC LOẠI THUỐC KHÁC
Khác với insulin, các loại thuốc điều trị đái tháo đường (tiểu đường) chỉ sử dụng cho người bệnh đái tháo đường typ 2. Liệu pháp này đạt hiệu quả tốt nhất khi kết hợp chung với thói quen rèn luyện thể lực, giảm cân và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều dạng khác nhau, tiêu biểu nhất là dạng uống và dạng tiêm trực tiếp vào máu. Không phải tất cả bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đều cần uống thuốc. Bác sĩ sẽ là người chẩn đoán và quyết định xem bạn có cần dùng thuốc hỗ trợ tiến trình điều trị hay không
- Tham vấn bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc gì
- Dùng thuốc phải đi kèm với thói quen sống lành mạnh
- Uống đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ
- Không tự tiện đưa thuốc của bạn cho người khác uống
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cho từng loại thuốc
- Ngưng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện tác dụng phụ