Kế hoạch 3 bước từ bỏ bia rượu cho người bệnh Đái Tháo Đường

Người bệnh đái tháo đường không nhất thiết phải từ bỏ hoàn toàn bia rượu nhưng phải hạn chế theo khuyến cáo từ Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

– Nam giới uống không quá 2 ly mỗi ngày.

– Nữ giới uống không quá 1 ly mỗi ngày.

Riêng với người mắc chứng nghiện bia rượu, thì khi được chẩn đoán đái tháo đường là lúc bạn phải thay đổi quyết liệt thói quen này để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ phát sinh thêm nhiều bệnh khác (tăng huyết áp, xơ gan, suy thận, rối loạn tâm thần…).

Nếu bạn hay người thân của bạn đang hoang mang không biết cách cai nghiện rượu thế nào, hãy cùng tìm hiểu ba lưu ý sau để có bước khởi đầu tốt nhất.

>> 7 lưu ý giúp người bệnh đái tháo đường luyện tập thể lực hiệu quả

>> Hiểu về thuốc điều trị đái tháo đường

Kế hoạch 3 bước từ bỏ bia rượu cho người bệnh Đái Tháo Đường

Hỏi ý kiến bác sĩ

Lo lắng, hoang mang sau khi chẩn đoán mắc đái tháo đường, nhiều người vội vàng tìm cách thay đổi, cai nghiện bia rượu mà quên mất bước khởi đầu là tham vấn ý kiến bác sĩ.

Với chuyên môn của mình, bác sĩ sẽ tư vấn và xây dựng cho bạn liệu trình phù hợp nhất để cai nghiện rượu bia thành công. Ngừng uống rượu bia đột ngột có thể khiến bạn bị mệt mỏi, rối loạn thần kinh và kéo theo bệnh đái tháo đường thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn giữ vai trò là người giám sát, đảm bảo bạn không mất đi động lực trong thời gian nói không với rượu bia. 

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Có nhiều trường hợp người bệnh khi biết mình bị đái tháo đường thì cảm thấy tự ti, cho mình là gánh nặng và không dám nói với thành viên trong gia đình, bạn bè.

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì chính sự hỗ trợ, đồng cảm từ người thân, bạn bè là chìa khóa đưa bạn đến cuộc sống vui khỏe cùng bệnh, hay cụ thể ở đây là quyết tâm hạn chế rượu bia.

Hãy thông báo kế hoạch cai nghiện rượu bia với những người xung quanh bạn để họ có thể nhắc nhở, khuyến khích và giúp đỡ bạn nhiều hơn.

Ngoài ra, bạn bè người thân còn là chỗ dựa vững chắc cho bạn trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Cùng nhau chia sẻ, tìm ra cách giải quyết sẽ giúp bạn không bị căng thẳng tinh thần hay tuyệt vọng trước thực tại – những “công tắc” vô hình đẩy bạn quay trở lại con đường nghiện bia rượu.

Kế hoạch 3 bước từ bỏ bia rượu cho người bệnh Đái Tháo Đường 1

Đặt mục tiêu thiết thực

Bạn sẽ không bao giờ ngủ một đêm dậy và ngay lập tức cai nghiện rượu bia thành công. Đây là quá trình lâu dài, đòi hỏi quyết tâm và bản lĩnh. Bạn có thể chia liệu trình của mình ra thành nhiều giai đoạn với những mục tiêu cụ thể và thiết thực.

Đặt mục tiêu quá cao ngay từ đầu sẽ khiến tỷ lệ thành công của bạn gần như bằng không. Thực tế cho thấy phần lớn những người hy vọng cai nghiện trong 1 – 2 tuần đều bị thất bại giữa chừng.

Từ sự tư vấn của bác sĩ, bạn hãy từng bước tiết chế tần suất uống bia rượu, từ vài lần mỗi ngày đến một lần một ngày, và giảm số lượng uống mỗi lần, rồi tiến tới chấm dứt hẳn khi không cần thiết.

Đặc biệt, bạn cũng đừng quên tự thưởng cho bản thân khi kiên trì theo đuổi mục tiêu đề ra. Một buổi đi xem phim, hay một bộ quần áo mới sẽ là liều thuốc tinh thần cần thiết để bạn tiếp tục cố gắng.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các loại rau và trái cây người bệnh đái tháo đường nên hạn chế
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường: hạn chế tinh bột (cơm, bún, phở,…), thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường nguồn acid béo không bão hòa (cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng,…), rau xanh nhiều chất xơ (rauorange
Xem thêm
Đái tháo đường nên ăn rau gì?
“Người bệnh đái tháo đường nên ăn rau gì?” là câu hỏi mà hầu hết người bệnh đều thắc mắc, với gần 7 triệu người Việt Nam đang bị bệnh đái tháo đường (số liệu điều tra năm 2020). Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổiorange
Xem thêm
Tiền đái tháo đường bao lâu sẽ thành đái tháo đường?
     Tiền đái tháo đường và đái tháo đường là gì? Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucoseorange
Xem thêm