Những điều cần chú ý cho BN Đái tháo đường lớn tuổi
Đái tháo đường (tiểu đường) là một căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi (hơn 45 tuổi). Biến chứng của bệnh đái tháo đường vô cùng nguy hiểm, như mù lòa, cắt cụt chân, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và chạy thận nhân tạo.
>> 7 gợi ý nhắc bạn không quên sử dụng thuốc Đái tháo đường
>> Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường
Vậy gia đình nên làm gì để giúp đỡ ông bà,cha mẹ – những bệnh nhân Đái tháo đường lớn tuổi này?
Đặc điểm của người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường:
Mục tiêu đường huyết
Tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác, các bệnh liên quan khác mà bác sĩ sẽ quyết định mục tiêu đường huyết hợp lý. Thông thường người bệnh lớn tuổi nên giữ đường huyết cao hơn so với người trẻ để tránh nguy cơ hạ đường huyết:
– Đường huyết lúc đói có thể từ 90 – 150 mg/dL (5 – 8 mmol/L), người bệnh có sức khỏe kém có thể đến 180 mg/dL (10mmol/L);
– Đường huyết trước ngủ có thể dao động từ 100 – 180 mg/dL (5,5 – 10 mmol/L), người bệnh có sức khỏe kém có thể đến 200mg/dL (11 mmol/L);
– Chỉ số HbA1c ở mức 7,5% đến 8,5% tùy theo tình trạng sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh còn phải ổn định huyết áp, mỡ trong máu, thể trạng…
Những điều cần lưu ý khi điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi:
Cuối cùng, ngoài việc cần tuân thủ điều trị và tái khám cũng như kiểm soát đường huyết, bệnh nhân cũng đừng quên chia sẻ cùng người thân và bạn bè để quá trình điều trị dễ dàng hơn.